Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên

Bị viêm phế quản làm xét nghiệm máu gì?

2/20/2021 9:45:29 AM     103    

Theo nghiên cứu, tác nhân gây ra bệnh viêm phế quản thường do virus và nhóm vi khuẩn không điển hình gây ra, chiếm tới 50 – 90% trường hợp bệnh. Chúng ta thường hay gặp các virus: Echo, Adeno, Rhino, Myxo, Herpes và Influenza. Ở trẻ em, bệnh thường do virus hợp bào hô hấp và virus á cúm gây ra. Khi xét nghiệm máu tìm ra viêm phế quản cũng sẽ tìm thấy những loại virus này. Viêm phế quản cũng hay gặp sau khi cơ thể bị mắc các bệnh như: thủy đậu, sởi, ho gà, bạch hầu, thương hàn.

Các yếu tố hóa hoặc lý tạo ra nguy cơ bị viêm phế quản gồm: amoniac, khí độc clo, khói thuốc lá, bụi bẩn, không khí quá khô hoặc là quá ẩm, lạnh, nóng hay do thời tiết thay đổi, bị nhiễm lạnh, thể lực không khỏe, mắc hô hấp trên; ở những trẻ em, người lớn bị dị ứng nặng hoặc nổi mề đay.

vicare.vn-bi-viem-phe-quan-lam-xet-nghiem-mau-gi-body-1

Bệnh viêm phế quản cấp thường xuất hiện cùng lúc hoặc là ngay sau khi bị viêm đường hô hấp trên với những triệu chứng như: sổ mũi, hắt hơi, ho khan, rát họng. Viêm phế quản thường có hai giai đoạn: Giai đoạn đầu, kéo dài từ 3 – 4 ngày (giai đoạn viêm khô). Bệnh nhân sẽ có triệu chứng như: sốt cao (38 – 40 độ C), mệt mỏi, đau nhức xương khớp, đau đầu, cảm giác nóng rát sau xương ức. Bệnh nhân bị khó thở nhẹ, có tiếng rít, ho khan hay ho thành cơn về đêm. Lúc này sẽ thấy phổi có ran rít, ran ngáy.

Giai đoạn 2, kéo dài từ 6 – 8 ngày, còn được gọi là giai đoạn xuất tiết, các triệu chứng ở giai đoạn đầu có giảm, bệnh nhân sẽ ho khạc ra đờm nhầy hoặc đờm mủ, phổi có ran ẩm. Bệnh nhân thường biểu hiện bằng các dạng: viêm phế quản xuất huyết, dễ bị nhầm lẫn với người bị ung thư phổi; viêm phế quản cấp thể tái diễn thường kèm theo các yếu tố thuận lợi như hít phải khí độc, hut thuốc; viêm phế quản co thắt hay gặp ở trẻ em và người trẻ; viêm khí – phế quản có giả mạc, thường hay gặp ở bệnh bạch hầu.

Xét nghiệm máu tìm ra viêm phế quản bằng cách nào?

Để có thể xét nghiệm máu tìm ra viêm phế quản, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm bạch cầu ở trong máu của người bệnh. Thay vì lấy đủ các thành phần máu, người bệnh sẽ được đưa đi lấy nguyên mẫu bạch cầu. Xét nghiệm máu nếu thấy bạch cầu tăng khi có bội nhiễm hoặc giảm nếu như do virus gây ra bệnh. Ngoài ra còn xét nghiệm đờm khi có nhiều xác bạch cầu đa nhân trung tính. Cấy đờm thì thường có tạp khuẩn, vi khuẩn gây bệnh, khi chụp X-quang phổi có thể thấy được rốn phổi đậm.

Ngoài xét nghiệm máu tìm ra viêm phế quản, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh để phân biệt với một số bệnh khác như: viêm họng cấp – có sốt, ho nhưng phổi lại bình thường, X-quang phổi không có vấn đề; các bệnh về phổi và phế quản khác như: hen phế quản, phế quản phế viêm, ung thư phế quản, viêm phổi virus...; bệnh giãn phế quản có ho khạc đờm kéo dài mạn tính, có thể xuất hiện ngón tay dùi trống, khi chụp cắt lớp thấy giãn phế quản.

vicare.vn-bi-viem-phe-quan-lam-xet-nghiem-mau-gi-body-2

Khi xét nghiệm máu tìm ra viêm phế quản, để chữa trị thì người bệnh càn sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm hoặc có nguy cơ bị biến chứng. Thuốc có thể là: erythromyxin, cephalexin, amoxicilin. Để chống co thắt phế quản thì có thể dùng salbutamol, theophylin. Bệnh nhân cũng có thể dùng prednisolon khi bị ho kéo dài có co thắt phế quản trong thời gian ngắn từ 5 - 10 ngày. Nếu bị ho khan, bệnh nhân cần dùng thuốc giảm ho như tecpin-codein, paxeladine. Nếu trong giai đoạn ho khạc đờm thì có thể dùng thuốc long đờm.

Xem thêm:

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây: