Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên

Nguyên nhân của bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ

2/20/2021 9:45:29 AM     88    

LDL được coi là bình thường khi đạt mức dưới 3.3mmol/l hoặc 130mg/dL. Còn đối với ngườ có bệnh tim, huyết áp, di chuyền, bệnh tiểu đường, béo phì...thì nên giữ LDL cholesterol ở mức dưới 3mmol/l. Về HDL thì càng cao càng tốt, với mức bình thường là lớn hơn 1.3mmol/l hoặc là trên 50mg/dL. Vậy những thông tin tin trên của Antamed sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về cholesterol xấu và cholesterol tốt.

Đột phá của ViCare trong xây dựng tính năng mới thân thiện với người dùng

Tăng động giảm chú ý hay còn gọi là ADHD (attention deficit and hyperactive disorder) là một bệnh lý về thần kinh thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ mắc phải chứng tăng động giảm chú ý sẽ làm ảnh hưởng đến nhận thức, phát triển làm cho trẻ không tự chủ động được các hoạt động phức tạp, khả năng nhớ thông tin kém gây cản trở việc học tập của trẻ.

Biểu hiện của trẻ khi mắc bệnh tăng động giảm chú ý

Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường có các biểu hiện hành vi khá rõ ràng. Và ở mỗi một giai đoạn, trẻ sẽ có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau, đặc trưng cho từng giai đoạn phát triển của trẻ. Các chuyên gia về thần kinh chia các biểu hiện tăng động giảm chú ý ở trẻ em thành hai giai đoạn khác nhau.

Với trẻ dưới 1 tuổi, triệu chứng điển hình của bệnh tăng động này gồm có việc quấy khóc liên tục, khó cho bé ăn, ngủ ít, chân tay hoạt động liên tục, xuất hiện các hành vi nắm tóc, đấm đá, tấn công người khác khi cáu giận.

ViCare.vn_nguyen-nhan-cua-benh-tang-dong-giam-chu-y-o-tre-body-1

Trẻ mặc chứng tăng động giảm chú ý thường rất hiếu động, nghịch ngợm.

Với trẻ trên 1 tuổi, dấu hiệu của bệnh tăng động giảm chú ý trở nên rõ ràng hơn. Các biểu hiện đặc trưng thường thấy ở trẻ là:

  • Trẻ khó tập trung vào một hoạt động cụ thể, dễ bị ảnh hưởng và mất chú ý do những tác động rất nhỏ bên ngoài
  • Trẻ hiếu động, hoạt động chân tay liên tục, không ngừng nghỉ, khó ngồi yên một chỗ
  • Gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin dẫn đến việc không thể thực hiện được cả những hoạt động sinh hoạt đơn giản hàng ngày như: đánh răng, rửa mặt, thay quần áo,...
  • Biểu hiện ương ngạnh, hay phản kháng lại những thay đổi của môi trường hay những việc mà trẻ đã quen thuộc hàng ngày
  • Có khuynh hướng bạo lực hay gây sự với người khác
  • Giấc ngủ của trẻ cũng thường xảy ra các vấn đề như dễ gặp ác mộng, mộng du, khó ngủ, ngủ hay giật mình
  • Rối loạn ăn uống cũng là biểu hiện đặc trưng của trẻ bị tăng động. Trẻ sẽ luôn thèm ăn do cần nhiều năng lượng để hoạt động
  • Diễn đạt ngôn ngữ chậm, phát âm khó khăn hoặc có thể bị nói lắp cũng được cho là một dấu hiệu để phát hiện trẻ bị tăng động giảm chú ý.

Nguyên nhân của bệnh tăng động giảm chú ý

Nguyên nhân bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ có đến 89% là do các yếu tố di truyền, đột biến trên gen gây nên. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ có bố hoặc mẹ mắc hội chứng này thì nguy cơ di truyền lên tới 57%, trẻ có anh chị mắc bệnh này thì nguy cơ bệnh sẽ cao hơn 5 – 7 lần so với trẻ bình thường.

Nguyên nhân thứ hai dẫn tới tình trạng tăng động này là do các ảnh hưởng của các chất kích thích, phản ứng với thuốc, ngộ độc chì, hóa chất độc hại... khiến cho não bộ của trẻ bị tổn thương.

Các tổn thương ở não sau sinh như: viêm não, chấn thương sọ não, ngạt, tiếp xúc ngộ độc kim loại là một nguyên nhân khác dẫn đến bệnh lý thần kinh này ở trẻ.

Đặc biệt các yếu tố tâm lý xã hội trong quá trình hình thành nhận thức ở trẻ cũng là môt nguyên nhân dẫn tới mức độ nặng nhẹ khác nhau của bệnh tăng động giảm chú ý. Trẻ em thường bắt chước những hành vi của những người xung quanh đặc biệt là cha mẹ. Trẻ sống trong môi trường mà mối quan hệ gia đình không tốt có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 9 lần so với trẻ sống trong môi trường tốt đẹp được yêu thương, quan tâm chăm sóc.

Phương pháp điều trị

ViCare.vn_nguyen-nhan-cua-benh-tang-dong-giam-chu-y-o-tre-body-2

Phụ huynh nên chú ý quan tâm chăm sóc đặc biệt hơn với trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý.

Cha mẹ cần chú ý các biểu hiện của trẻ để có thể phát hiện sớm bệnh tăng động giảm chú ý. Khi thấy trẻ có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, bạn cần nhanh chóng đưa con tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ, chuyên gia tâm lý tư vấn và có phác đồ điều trị kịp thời, phù hợp nhất. Ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý trong việc chăm sóc và giao tiếp với trẻ hàng ngày.

  • Thay đổi không gian sống cho bé bằng cách hạn chế, loại bỏ những yếu tố làm bé mất tập trung
  • Sắp xếp một lịch trình hàng ngày cho bé để bé không cảm thấy lo lắng với những gì sắp diễn ra
  • Nên khen thưởng bé nhiều hơn thay vì sử dụng hình phạt vì sự khuyến khích động viên làm trẻ cảm thấy vui và tự tin hơn

Nuôi con khôn lớn trưởng thành là một hành trình dài và gian khổ của các bậc cha mẹ. Nhưng nếu bé nhà bạn không may có mắc chứng tăng động, bạn nên kiên nhẫn quan tâm, hỗ trợ trị liệu tâm lý cũng các bác sĩ chuyên khoa để mang đến hiệu quả tốt nhất và dành những tình cảm yêu thương để bé có thể cảm nhận được.