Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn sáng?
Trước câu hỏi xét nghiệm máu có cần nhịn ăn sáng, có thể trả lời rằng tùy vào loại xét nghiệm mà các bạn sẽ được ăn sáng hoặc phải nhịn ăn sáng.
Những xét nghiệm máu cần nhịn ăn sáng bao gồm:
- Xét nghiệm tiểu đường (các bệnh liên quan đến mỡ hoặc đường)
- Các bệnh liên quan đến tim mạch
- Các bệnh về gan mật
- Bệnh gout...
Đối với những bệnh nhân sắp tiến hành phẫu thuật, nếu không phải là mổ cấp cứu thì nên nhịn đói từ 6-8 giờ trước khi tiến hành mổ để dạ dày có thể tiêu hóa thật sạch các loại thức ăn. Do khi tiến hành phẫu thuật, cơ thể có những phản ứng co thắt tự vệ, vì vậy, nếu như trong dạ dày vẫn còn thức ăn, các co thắt sẽ đẩy thức ăn ngược lên thực quản, lọt vào khí quản, bệnh nhân khi đó sẽ bị ngừng thở và tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
Có những xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi bệnh nhân nhịn đói từ 4-6 giờ đồng hồ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy. Bởi sau khi ăn, chất dinh dưỡng sẽ chuyển thành đường glucose để ruột có thể hấp thụ được và biến đổi thành năng lượng để nuôi cơ thể. Khi đó, lượng đường trong máu sẽ tăng cao, nếu tiến hành làm xét nghiệm vào lúc này thì kết quả thu được sẽ không chính xác.
Không chỉ nhịn ăn sáng, những bệnh nhân làm xét nghiệm máu này cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia hay cà phê vài giờ trước khi lấy máu để kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.
Những xét nghiệm máu nào không cần nhịn ăn sáng
Có những xét nghiệm cần nhịn ăn sáng nhưng có những xét nghiệm không cần nhịn ăn, ví dụ như: xét nghiệm HIV, xét nghiệm suy thận, cường giáp, xét nghiệm mất trí nhớ ở người già,...
Hiện nay, bên cạnh việc bạn phải đến trực tiếp các cơ sở y tế để lấy máu xét nghiệm thì bạn đã có thể sử dụng dịch vụ lấy máu tại nhà của một số phòng khám, cơ sở y tế triển khai dịch vụ này, tiêu biểu hiện nay là dịch vụ Xét nghiệm tại nhà Antamed với nhiều lợi ích cho khách hàng. Với dịch vụ này bạn hoàn toàn có thể chủ động về mặt thời gian và yên tâm về kết quả, kết quả chẩn đoán sẽ được các bác sĩ tư vấn kịp thời và chi phí cũng hợp lý.
Xét nghiệm tại nhà Antamed - Đối tác độc quyền Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Hiện nay, các dịch vụ xét nghiệm tại các bệnh viện công trên địa bàn cả nước rất phổ biến nhưng luôn trong tình trạng quá tải bệnh nhân và khiến cho quá trình làm xét nghiệm lâu và khâu nhận kết quả cũng kéo dài hơn. Chính vì thế, sự ra đời của các dịch vụ xét nghiệm tại nhà đã cung cấp cho người dùng một dịch vụ mới nhanh chóng tiện lợi hơn mà vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối. ViCare xin giới thiệu đến dịch vụ Antamed - Xét nghiệm tại nhà.
So với những trung tâm xét nghiệm có dịch vụ xét nghiệm tại nhà khác trên địa bàn Hà Nội, trung tâm xét nghiệm Antamed có những điểm cộng lớn sau:
- Minh bạch tuyệt đối
Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà.
- Chuyên môn hàng đầu
Antamed là đối tác độc quyền của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viên trung ương khác, là những nơi có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế. Các bệnh viện đối tác đều có dàn thiết bị xét nghiệm tối tân nhất cả nước, vận hành bởi đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, đào tạo chính quy. Các bác sĩ tham gia khám và chẩn đoán là các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành.
- Dịch vụ tiện lợi
Antamed cung cấp dịch vụ lấy mẫu và trả kết quả tận nơi, thủ tục đơn giản và nhanh chóng, tiết kiệm cho bạn nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi mệt mỏi. Ngoài ra kết quả được trả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả. Người bệnh được bác sĩ có chuyên môn biện luận các chỉ số rõ ràng hơn.
Chi phí chung của dịch vụ:
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
Các bạn có thể tham khảo một vài gói dịch vụ xét nghiệm của Antamed như sau:
Xét nghiệm tổng quát trước khi mang thai
Sàng lọc trước khi mang thai đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch mang thai của mỗi cặp vợ chồng, bởi chúng có thể giúp bạn:
- Xác định nguy cơ sinh con dị tật như mù lòa, điếc, tim mạch, chậm phát triển trí tuệ
- Xác định nguy cơ sinh non/sảy thai
- Xác định khả năng con bị nhiễm bệnh di truyền nguy hiểm từ bố mẹ
- Đánh giá, dự đoán sức khoẻ của mẹ và bé trong quá trình sinh sản
Ngoài ra, với những đối tượng sau:
- Người có chế độ ăn giàu đạm (các loại thịt, hải sản, trứng...) đặc biệt những người hay phải tham gia vào bàn tiệc
- Người phải vận động chân tay nhiều
- Người có thói quen ăn nhiều tinh bột, đồ ngọt, thừa cân, béo phì
Thì bạn nên sử dụng Gói xét nghiệm tổng quát trước khi mang thai nâng cao, bao gồm:
- 16 xét nghiệm tương tự của Gói xét nghiệm tổng quát khi mới mang thai
- Ngoài ra bạn sẽ được làm thêm 5 xét nghiểm kiểm tra các bệnh lí về khớp và đo lượng mỡ trong máu, cụ thể:
- Xét nghiệm Acid Uric để xác định các bệnh lí về khớp. Vì khi mang thai, cân nặng của thai phụ tăng mạnh, gây áp lực lớn lên các khớp, dễ dẫn đến các bệnh lý về khớp. Việc xét nghiệm khớp sẽ cung cấp thông tin cho bác đưa ra các chỉ định dinh dưỡng để đảm bảo sức khoẻ khớp của thai phụ.
- Xét nghiệm Cholesterol toàn phần, HDL-Cholesterol, LDL-Cholesterol, Triglycerid để đánh giá lượng mỡ trong máu qua các xét nghiệm. Nếu các chỉ số này cao sẽ dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch, ngăn cản quá trình truyền máu từ mẹ vào thai nhi - khiến thai nhi thiếu chất dinh dưỡng cần thiết.
Gói xét nghiệm tổng quát trước khi mang thai nâng cao (gồm 21 xét nghiệm lẻ) do Antamed đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 1,536,000đ
Nhịn ăn sáng khi xét nghiệm không có nghĩa là cũng nhịn uống
Đối với những xét nghiệm cần nhịn ăn sáng, không có nghĩa là người bệnh cũng phải nhịn uống, thậm chí là người bệnh càng phải bổ sung thêm nước cho cơ thể mình. Nhiều bệnh nhân do không được ăn, lại còn không bổ sung nước cho cơ thể đã trở nên mệt lả trước khi tiến hành làm xét nghiệm. Do vậy, người bệnh tới khám cần uống đủ nước, thậm chí uống thừa càng tốt.
Với những người mắc bệnh cần sử dụng các loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc trợ tim có thể dùng thuốc, cần hỏi sự hướng dẫn của bác sĩ. Với những trường hợp mắc tiểu đường, nếu đường huyết của người bệnh chưa ổn thì thầy thuốc có thể cho tiến hành làm các xét nghiệm đặc hiệu như HbA1C để người bệnh vẫn có thể uống thuốc như bình thường.
Như vậy, từ câu hỏi xét nghiệm máu có cần nhịn ăn sáng, người bệnh nên tìm hiểu loại xét nghiệm máu mình cần làm để chẩn đoán bệnh gì, từ đó sẽ có những điều chỉnh phù hợp trong việc ăn uống trước khi làm xét nghiệm máu.
Xem thêm:
Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây: