Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên

Kết quả xét nghiệm máu Rh+ có nghĩa là gì?

2/20/2021 9:45:29 AM     44    

Chúng ta cần hiểu rằng, Rh là một cách để phân loại nhóm máu. Cũng giống như hệ nhóm máu ABO, hệ nhóm máu Rh sẽ có 2 nhóm máu là Rh+ và Rh-. Tại Việt Nam, nhóm Rh+ chiếm tỷ lệ cao khoảng 99,96%, nhóm máu Rh- rất thấp và chỉ chiếm khoảng 0.04%. Tuy nhiên ở các nước phương Tây, tỷ lệ này gần như cân bằng, nhóm máu Rh+ chiếm khoảng 60% còn Rh- sẽ chiếm khoảng 40%. Do vậy, ở nước ta có Rh- là nhóm máu hiếm.

Khi nhận kết quả xét nghiệm máu Rh+ thì cũng không nên quá lo lắng bởi đó hoàn toàn không phải là dấu hiệu bệnh lý. Trong nhóm máu Rh- thì không có kháng thể, còn trong nhóm máu Rh+ là có kháng thể.
vicare.vn-ket-qua-xet-nghiem-mau-rh-co-nghia-la-gi-body-1

Chúng ta có thể lấy ví dụ như thế này. Giả sử một người A có nhóm máu Rh+, một người B mang nhóm máu Rh-. Nếu lần tiên người A truyền máu cho người B thì khi đó các bạch cầu của người B mới nhận diện ra sự “khác thường” của Rh+ thôi chứ chưa có phản ứng tiêu diệt nên truyền máu lần đầu sẽ thành công. Nhưng nếu lần 2 diễn ra như vậy, thì các bạch cầu của người B sẽ nhận diện ra sự “khác thường” và tiến hành tiêu diệt, gây ra phản ứng truyền máu và khiến người B bị tử vong. Tuy nhiên, bây giờ hiếm có trường hợp này xảy ra vì các bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm nhóm máu mới cho chỉ định truyền máu.

Trong trường hợp người B mang nhóm máu Rh-, người A nhóm máu Rh+ mà lấy nhau thì do nhóm máu của người B mang gen lặn so với Rh+ của người A nên khi sinh con, con sẽ mang nhóm máu Rh+.

Mẹ có kết quả xét nghiệm máu Rh+ thì sao?

Khi mang thai, nếu máu của mẹ là nhóm Rh- và bé mang yếu tố Rh+ thì điều đó có nghĩa là không có sự tương hợp. Điều này chỉ xảy ra khi mẹ mang nhóm Rh- khi bé lại mang yếu tố Rh+. Trong trường hợp khác như: mẹ Rh+, con Rh-; hai mẹ con cùng Rh-; hai mẹ con cùng Rh+ thì không có vấn đề gì hết.

Thế nhưng, khi chuyển dạ, nếu như có chút máu Rh+ của bé lẫn với máu Rh- trong cơ thể mẹ thì cơ thể của mẹ sẽ bắt đầu sản xuất ra kháng thể để chống lại yếu tố Rh+ mà bé đã truyền vào cơ thể của mẹ. Kháng thể này sẽ được giữ lại trong cơ thể mẹ và ảnh hưởng tới lần mang thai sau này.

vicare.vn-ket-qua-xet-nghiem-mau-rh-co-nghia-la-gi-body-2

Trong lần mang thai sau, dinh dưỡng, máu và cả kháng thể chống lại nhóm Rh+ có trong cơ thể mẹ sẽ được truyền đến bé qua nhau thai. Nếu bé có nhóm Rh+ thì kháng thể được truyền từ mẹ sang bé sẽ tấn công lại bé, khiến bé có nguy cơ bị thiếu máu, vàng da, não bị tổn thương, tim dị tật hoặc sẽ chết ngay khi mới chào đời. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng xảy thai.

Thế nên, khi đi khám mà mẹ có kết quả xét nghiệm máu Rh+ thì không cần phải lo lắng gì hết cả bởi đó là hoàn toàn bình thường. Chứng tỏ sức khỏe của mẹ rất tốt và mẹ sẽ không cần phải lo lắng về yếu tố sức khỏe của bé do không tương hợp nhóm máu trong những lần mang thai sau. Còn với những mẹ có xét nghiệm không phải Rh- thì cần được sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ.

Dịch vụ Xét nghiệm máu Rh cho bà bầu tại nhà

Xét nghiệm tại nhà Antamed

Đi khám, kiểm tra và xét nghiệm trước khi mang thai sẽ giúp các cặp vợ chồng phát hiện và điều trị kịp thời các căn bệnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đồng thời có phương hướng chăm sóc sức khỏe của mình thật hiệu quả để chuẩn bị cho thời kỳ mang thai sắp đến nhiều thành công như mong đợi.

Hiện Antamed cung cấp Gói xét nghiệm tổng quát trước khi mang thai (bao gồm cả xét nghiệm máu Rh).

Chi tiết gói xét nghiệm:

1. Đánh giá nguy cơ sinh con dị tật như mù lòa, điếc, tim mạch, chậm phát triển trí tuệ:

- Xét nghiệm Chẩn đoán Rubella lgM - IgG bằng kỹ thuật ELISA chính xác đến 99% để chẩn đoán nguy cơ sốt virus Rubella gây nhiễm trùng bào thai, khiến trẻ trẻ có nguy cơ cao bị mù lòa, điếc, bệnh tim mạch, hở hẹp van tim, hẹp động mạch phổi, chậm phát triển trí tuệ và mẹ có nguy cơ xảy thai cao.

2. Đánh giá nguy cơ gây ra sảy thai, sinh non, và thai chết lưu:

- Xét nghiệm giang mai - TPHA để chẩn đoán xác định nhiễm bệnh giang mai. Bệnh giang mai gây ra khả năng sảy thai, sinh non, và thai chết lưu.

- Xét nghiệm Glucose (Máu) để chẩn đoán khả năng đái tháo đường thai phụ, dẫn đến khả năng sinh non.

- Xét nghiệm Ure (Máu) và Creatinin (Máu): Xác định các bệnh lý về suy thận sẽ dẫn đến tăng huyết áp. Thai phụ có huyết áp tăng sẽ gây ra tình trạng đẻ non hoặc sảy thai.

3. Khả năng con bị nhiễm bệnh di truyền nguy hiểm từ bố mẹ:

- Xét nghiệm nguy cơ mắc bệnh ở gan: như viêm gan siêu vi B, C có khả năng cao lây truyền từ mẹ sang con thông qua đường máu và bào thai, bao gồm các xét nghiệm như: AST (GOT), ALT (GPT), GGT (g-GT), Anti-HBs (ELISA), Anti-HCV (ELISA), HBsAg (elisa )...

- Xét nghiệm Tổng phân tích nước tiểu chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu (UIT)- xác định nguy cơ tiền sản giật, nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường ở thai phụ. Xét nghiệm nước tiểu còn giúp phát hiện viêm đường tiết niệu, các bệnh tình dục, tìm các bất thường khác trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn... để còn có phương pháp điều trị trước khi có thai.

- Xét nghiệm HIV test nhanh để chẩn đoán HIV

4. Đánh giá tổng quát sức khỏe của mẹ và bé khi mang thai:

- Đánh giá lượng sắt trong cơ thể mẹ, từ đó xác định tình trạng thiếu máu ở sản phụ, ngoài ra còn xác định nhóm máu để truyền máu khi sinh cũng như đề phòng trường hợp bất đồng nhóm máu mẹ và con qua xét nghiệm công thức máu và định nhóm máu hệ ABO, Rh(D)

vicare.vn-ket-qua-xet-nghiem-mau-rh-co-nghia-la-gi-body-3

Chi phí gói xét nghiệm:

Chi phí cho 1 Gói xét nghiệm tổng quát trước khi mang thai (16 xét nghiệm lẻ) do Antamed đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 1,424,000 đồng.

Ngoài ra, với những phụ nữ có chế độ ăn giàu đạm (các loại thịt, hải sản, trứng...) đặc biệt là dân văn phòng/công sở hay phải đi tiếp khách, thường phải vận động chân tay nhiều, có thói quen ăn nhiều tinh bột, đồ ngọt, thừa cân, béo phì thì nên sử dụng Gói xét nghiệm tổng quát trước khi mang thai nâng cao (gồm 21 xét nghiệm lẻ) với giá: 1,536,000 đồng.

Cách tính tổng giá:

Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm

Phí xử lý: 30.000đ

Phí km tăng thêm: 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

Đia chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984.999.501 (Giờ trực: 6-22h)

Xem thêm:

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây: