Nên dùng thuốc giảm đau Gout cấp nào?
Gout cấp tính là bệnh ở giai đoạn ngay sau khi tăng acid uric không có triệu chứng. Trong giai đoạn này những cơn đau do viêm khớp Gout gây ra làm cho bệnh nhân khó chịu, mất ăn mất ngủ vì các cơn đau đến đột ngột mà không có một dấu hiệu nào báo trước nào, cùng với đó là tại vùng khớp bị viêm sưng đau, nóng đỏ, sốt nhẹ.
Các cơn đau tới rất nhanh và đi cũng nhanh. Tuy nhiên cảm giác đau đớn mà người bệnh trải qua rất khủng khiếp.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout cấp tính?
Những cơn gout cấp xảy ra khi mà lượng acid uric vượt quá ngưỡng cho phép và nó lắng đọng tại các khớp. Khi các tinh tế bắt đầu hình thành trong khớp sẽ gây viêm, đau. Acid uric không phải là nguyên nhân tạo nên những cơn đau, tuy nhiên nó chính là tác nhân tham gia vào quá trình gây đau cho bệnh nhân bởi nó là sản phẩm cuối cùng của quá trình thoái giáng purine.
Là một loại acid yếu vì thế thường bị ion hóa thành muối urate hòa tan bên trong huyết tương và đại đa số nó được tồn tại dưới dạng monosodium urate. Giới hạn hoà tan của muối urat là khoảng 6,8 mg/dl ở nhiệt độ 37 độ C. Ở nồng độ cao hơn thì các tinh thể urate này sẽ bị kết tủa.
Những cơn đau của bệnh Gout thường xuất hiện sau một số hoàn cảnh như:
Sau bữa ăn sử dụng nhiều rượu thịt.
Sau đi lại nhiều, đi giày quá chật hoặc lao động nặng.
Sau chấn khi bị thương hoặc làm phẫu thuật.
Sau những sang chấn về tinh thần như: quá xúc động, quá căng thẳng hoặc lo lắng...
Sau khi uống một số thuốc như thuốc lợi tiểu nhóm chlorothiazid, vitamin B12, tinh chất gan, steroid,...
Nhiễm khuẩn cấp.
Khoảng 50% bệnh nhân mắc bệnh này có các dấu hiệu báo trước như đau mỏi khớp, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, đi tiểu nhiều, nóng buốt và sốt nhẹ,...
Triệu chứng bệnh gout cấp tính
Các cơn đau của bệnh Gout thường biểu hiện ở khớp thuộc ngón cái của bàn chân, chiếm khoảng 60-70% cơn gout cấp biểu hiện ở khớp bàn ngón chân cái.
Ngón chân sẽ bị sưng to, phù nề, căng bóng, thấy nóng đỏ, xung huyết so với các khớp khác.
Khi bị Gout toàn thân sẽ bị sốt nhẹ, mệt mỏi, mắt nổi tia đỏ, thấy khát nước nhiều, tiểu tiện ít và đỏ, táo bón.
Đêm bệnh nhân thường thức dậy bởi đau ở khớp bàn chân cái, đau một bên, đau dữ dội ngày càng nặng, không chịu nổi, chỉ một va chạm nhẹ cũng khiến cơn đau tăng.
Khi viêm khớp kéo dài từ vài ngày tới hai tuần (trung bình khoảng 5 ngày), về đêm bệnh nhân sẽ đau nhiều hơn ngày, sau đó viêm nhẹ dần, đau giảm, phù bớt, da chuyển sang tím dần, hơi ướt; Thấy ngứa nhẹ rồi bong vẩy, sau đó khỏi hẳn, không để lại bất kì dấu vết gì ở chân. Bệnh này có thể tái phát vài lần trong một năm, thường xuất hiện vào mùa xuân hay mùa thu.
Thuốc giảm đau Gout cấp tính
Bệnh Gout cấp tính thường có những biểu hiện không mấy nghiêm trọng, tuy nhiên nếu bệnh nhân không thực hiện điều trị sớm sẽ trở thành mãn tính, nó ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Để điều trị những cơn đau của bệnh Gout, thông thường sẽ sử dụng những loại thuốc sau:
Thuốc chống viêm không steroid
Nhóm thuốc chống viêm không steroid có tác dụng chống viêm khá hiệu quả trong cơn Gout cấp tính. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc này cần có các hướng dẫn cụ thể của bác sĩ, không tự ý sử dụng. Thường dùng nhiều là một số loại thuốc Diclofenac, Piroxicam, Meloxicam...
Trị bệnh Gout với thuốc Colchicin
Để điều trị cơn Gout cấp, thuốc Colchicin là lực chọn hàng đầu do tác dụng chống viêm chọn lọc của nó mà nhiều năm nay vẫn được ưa chuộng sử dụng. Thuốc được chỉ định sử dụng ngay trong khoảng 2 giờ đầu của những cơn Gout cấp, liều dùng cụ thể cần có các tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, bởi thuốc có những tác dụng phụ sẽ gây buồn nôn, ỉa chảy, có nguy cơ suy gan, suy thận hoặc suy tủy xương...
Thuốc Corticosteroid
Nhóm thuốc này ít được sử dụng hơn bởi các tác dụng phụ của thuốc, Tuy nhiên có thể sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt như: Các bệnh nhân bị viêm nhiều khớp một lúc, không đáp ứng với thuốc chống viêm không steroid và thuốc colchicin hoặc sử dụng một số chế phẩm để tiêm nội khớp bị viêm.
Ngoài ra ở một số trường hợp, người bệnh còn có thể sử dụng tới một số loại thuốc giảm đau với tác dụng nhanh như: Efferalgan, Paracetamol, Efferalgan-codein...
Tuy nhiên không được tự ý sử dụng thuốc, cần tới thăm khám bác sĩ, có chế độ chăm sóc sức khỏe tốt. Cần có một số biện pháp khắc phục sớm nhất để bệnh không chuyển sang những biến chứng nguy hiểm.
Chế độ ăn của người bị bệnh Gout
Khi bạn bị bệnh Gout cần thực hiện theo chế độ ăn dưới đây:
Các thực phẩm không nên ăn
Không sử dụng những loại rượu mạnh, ăn thức ăn chứa nhiều purine như: tim, gan, lá lách, thận, hột vịt lộn, trứng cá, cá đối, cá trích, cá mòi,... không ăn mỡ động vật và đường.
Hạn chế sử dụng những thức ăn
Hạn chế các thức ăn có chứa protid
Không ăn nhiều đồ biển như tôm, cua....
Không ăn nhiều các loại đậu hạt, măng tây.
Không ăn nhiều chocolate, cacao, cà phê, trà.
Nên ăn các thực phẩm
Sử dụng nhiều những loại rau xanh và trái cây tươi sẽ rất tốt cho người bị bệnh Gout.
Uống nhiều nước mỗi ngày, nước khoáng có chứa bicarbonate.
Ăn nhiều các loại ngũ cốc.
Sữa, trứng là thực phẩm bạn cũng nên bổ sung.
Chế độ sinh hoạt hợp lý, tập thể dục thường xuyên.
Chống tình trạng béo phì.
Không để tâm trạng lo lắng, tránh stress, tránh lạnh đột ngột, tránh gắng sức...
Xét nghiệm theo dõi bệnh nhân bị bệnh gout
Xét nghiệm tại nhà Antamed
Gói xét nghiệm giúp bệnh nhân bị bệnh gout giúp bệnh nhân theo dõi được chỉ số acid uric của mình để biết được quá trình điều trị có hiệu quả không, qua đó có các phương pháp phòng và điều trị bệnh phù hợp với tình trạng bệnh.
Xét nghiệm tại nhà Antamed đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người muốn theo dõi quá trình điều trị Gout của bản thân, bởi: Antamed là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Antamed cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Chi phí xét nghiệm:
Giá gói theo dõi bệnh nhân bị bệnh gout: 509,000 đồng
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (509,000 đồng) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984.999.501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm: