Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không?
Lượng đường trong máu này sẽ trở lại bình thường sau sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể dẫn tới nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cho người mẹ, cần chú ý theo dõi và quản lí lượng đường trong máu. Vậy khi mắc tiểu đường thai kỳ có nên ăn khoai không? Hãy cùng ViCare tìm hiểu:
Triệu chứng của tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ rất khó để phát hiện nếu không làm xét nghiệm máu hay không làm nghiệm pháp dung nạp glucose bởi bệnh thường không có triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài. Bởi vậy, tất cả chị em phụ nữ mang thai đều cần phải khám sàng lọc đái tháo đường khi mang thai.
Các bác sĩ khuyến cáo trong quá trình mang thai nên đi xét nghiệm lượng đường glucose trong máu ở tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ để sớm phát hiện, điều trị, tránh những nguy cơ biến chứng không tốt cho mẹ và bé.
Tuy nhiên có một số trường hợp thai phụ sẽ có những biểu hiện như người bị tiểu đường type 2 và type 1:
Thức giấc nửa đêm thường xuyên do khát nước
Các vết thương hoặc xước ở da lâu, khó lành
Đi tiểu nhiều cũng như nhiều nước hơn so với các thai phụ khác
Vùng kín bị nhiễm nấm, không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các thuốc chống khuẩn thông thường
Thấy người mệt mỏi, thiếu sức và sụt cân
Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ
Insulin là chất được sản xuất bởi tuyến tụy. Sau khi ăn, những phân tử đường từ thực phẩm chảy vào máu, Insulin giúp chuyển glucose từ máu tới các tế bào trong cơ thể để sử dụng làm năng lượng.
Trong thời kì mang thai, nhau thai bao quanh bé phát triển và sản xuất cao một loạt các kích thích tố. Hầu như tất cả chúng đều làm giảm tác động của insulin ở các mô, nâng cao đường trong máu. Khi em bé phát triển hơn vì thế mà nhau thai sản xuất nhiều kích thích tố hơn, thế nên nó hạn chế các tác dụng của insulin khiến lượng đường trong máu gia tăng đến một mức độ nó có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển của bé, Chỉ số tiểu đường trong quá trình mang thai cho phép là 50 - 100 mg/dL.
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến bé như thế nào?
Nếu không kiểm soát khi bị tiểu đường thai kỳ, lượng đường thừa trong máu sẽ khiến thai nhi phát triển quá lớn, bé sinh ra có thể nặng 4kg hoặc hơn.
Để đề phòng các vấn đề xảy ra cho bé, các bác sĩ phải theo dõi và điều trị để kiểm soát được lượng đường huyết. Thông thường lượng đường trong máu của thai phụ sẽ tăng cao hơn trước khi sinh em bé.
Con của các bà mẹ bị tiểu đường trong quá trình mang thai không bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên vì vấn đề sức khỏe cần cho các bé thường xuyên đi khám và được xét nghiệm sau khi sinh cho tới khi lượng đường huyết ổn định và tiếp tục đều đặn trong 24 tiếng đầu tiên.
Một số trường hợp khi mẹ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ ảnh hưởng tới hệ hô hấp của trẻ, bé bị vàng da, bé có nguy cơ gia tăng những vấn đề với phát triển kỹ năng vận động, có nguy cơ cao dẫn tới bệnh béo phì hoặc tiểu đường type II sau này.
Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không?
Là một thức ăn có vị ngọt cũng như tinh bột, thế nên khoai lang thường bị cá mẹ loại khỏi thực đơn của mình.
Tuy nhiên theo như nghiên cứu cho thấy chỉ số đường huyết của khoai lang khi được nấu chín vừa phải là 54%. Trong khi đó chỉ số này vẫn đứng sau so gạo trắng là 83%.
Chính vì thế mà ngược với suy nghĩ của các mẹ, nếu biết cách sử dụng khoai lang, nó còn có tác dụng giúp kiểm soát và ngăn ngừa lượng đường huyết.
Khoai lang không chứa chất béo, cholesterol có khả năng ngăn ngừa quá trình chuyển hóa đường trong thức ăn thành mỡ cũng như chất béo trong cơ thể. Việc ăn khoai lang còn giúp máu được lọc sạch; kiểm soát nhịp tim; xương cốt được cải thiện nhờ iron và calci; giúp tăng cường thị lực,...
Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn khoai lang như thế nào?
Cách tiêu thụ cũng như chế biến khoai lang sẽ ảnh hưởng lớn tới chỉ số đường huyết của thai phụ. Nếu sử dụng khoai lang không đúng cách sẽ gây khó khăn cho chị em bị tiểu đường thai kỳ.
Nếu như mẹ bầu bị tiểu đường vậy không nên ăn khoai lang luộc hoặc hấp mà hãy ăn khoai nướng, chiên cả vỏ với một lượng vừa phải.
Nên ăn vào buổi trưa vì sau khi ăn, canxi bên trong khoai lang cần 4 - 5h mới hấp thụ vào cơ thể và ánh sáng mặt trời buổi chiều cũng giúp hấp thụ canxi.
Ăn khoai lang vừa phải, theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp mang lại những điều tốt nhất cho các bà bầu khi bị bệnh mà không gây tăng lượng đường trong máu.
Không nên ăn khoai lang với dưa chua hay củ cải muối.
Không ăn khoai lang sống.
Tác dụng của khoai lang với bà bầu
Khoai lang là thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, nó được xem là “thực phẩm cân bằng dưỡng chất” với giá trị dinh dưỡng khá cao so với những thực phẩm khác.
Đặc biệt nó rất tốt cho phụ nữ mang thai bởi là nguồn cung cấp tinh bột, vitamin B1, C, chất xơ, các axit amin quan trọng đối với cơ thể cũng như nhiều khoáng chất như sắt, kẽm, magie, natri, kali, canxi,... Vì vậy ăn khoai lang mỗi ngày là biện pháp giúp chị em mang thai cung cấp cho những dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho cơ thể.
Nó giúp phòng ngừa táo bón cho mẹ bầu bởi có hàm lượng chất xơ cao, các axit amin, nhờ đó nó sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa, giải độc, giúp nhuận tràng.
Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của chị em sẽ có sự suy giảm đáng kể. Nếu không biết cách bảo vệ sức khỏe sẽ dễ bị mắc các bệnh liên quan tới thời tiết, khí hậu, đáng chú ý nhất là cảm cúm. Trong khi đó, căn bệnh này lại là nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây nên dị tật cho trẻ. Việc ăn khoai lang sẽ cung cấp các dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe cho chị em.
Xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường ở đâu?
Xét nghiệm tại nhà Antamed
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ nên thực hiện xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường để kịp thời nắm bắt tình trạng sức khỏe, giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Xét nghiệm tại nhà Antamed đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mình có khả năng bị đái tháo đường, bởi: Antamed là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Antamed cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Hiện Antamed cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. Các gói này đều bao gồm 2 xét nghiệm nhỏ: Tổng phân tích nước tiểu và Xét nghiệm Glucose trong máu giúp theo dõi lượng đường trong cơ thể mẹ. Ngoài ra sẽ có thêm các xét nghiệm khác giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.
Giá gói xét nghiệm:
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 11-13: 721,000 đồng.
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22: 720,000 đồng.
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36: 505,000 đồng.
Cách tính tổng giá xét nghiệm:
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline: (04) 73049779 / 0984.999.501 hoặc điền form tư vấn dưới bài viết để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm: