Tại sao phụ nữ mãn kinh dễ mắc bệnh ung thư vú?
Bệnh ung thư vú là tình trạng các khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Các khối u ác tính này là tập hợp các tế bào ung thư có thể sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh, hoặc thậm chí có thể di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể con người. Đây là bệnh hầu hết xuất hiện ở nữ giới. Tuy nhiên, ở một số ít trường hợp thì nam giới cũng có thể là đối tượng mắc bệnh này.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vú?
Có những nguyên nhân sau được xác định là có thể gây ra bệnh ung thư vú:
Tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh ung thư vú.
Có kinh nguyệt sớm hoặc muộn hơn so với bình thường
Người hiếm muộn, khó có con hoặc không thể có con
Những người béo phì, bị thừa cân cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Môi trường sống bị ô nhiễm, chứa nhiều chất độc hại, có nhiều bụi bẩn và hóa chất độc hại cho sức khỏe...
Người đã từng bị bệnh xơ nang tuyến vú hoặc đã bị ung thư vú ở 1 bên cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
Ở phụ nữ mãn kinh, do tình trạng thừa cân hay béo phì dẫn đến sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể khiến chị em có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn so với người bình thường.
3. Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ mắc bệnh ung thư vú?
Có hai nội tiết tố có quan hệ chặt chẽ tới yếu tố gây ra bệnh ung thư vú là Estrogen và progesterone, những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vú là do bị kích thích sự gia tăng của các tế bào biểu mô tuyến vú quá độ.
Bước vào tuổi trung niên, cơ thể của nhiều chị em phụ nữ trở nên béo tròn, thậm chí có thể là bị béo phì nghiêm trọng. Từ đó, lượng mỡ dư thừa trong cơ thể sẽ tích tụ lâu ngày tác động trực tiếp đến quá trình sử dụng estrogen cũng như sự trao đổi mỡ của cơ thể làm ảnh hưởng tới tế bào tuyến vú ở chị em.
Thêm một nguyên nhân khác dẫn đến bệnh ung thư vú ở chị em phụ nữ đó là phụ nữ tuổi mãn kinh thường sử dụng estrogen thay thế trong thời gian dài. Bên cạnh đó, những áp lực từ công việc, gia đình và sức khỏe... với phụ nữ độ tuổi này có thể khiến nội tiết rối loạn, cũng sẽ dễ dẫn tới các bệnh về tuyến vú.
4. Phụ nữ mãn kinh nên làm gì để hạn chế mắc bệnh ung thư vú?
Không nên uống rượu
Vì rượu sẽ làm tăng mức estrogen trong cơ thể, sản sinh ra chất prolactin ở não thùy tuyến yên, chính là nguyên nhân dẫn đến u vú và ung thư vú.
Nên ăn ít mỡ
Thực tế chứng minh rằng, ở đất nước Nhật Bản - nước có truyền thống ăn ít mỡ ( họ chủ yếu ăn gạo và cá) thì có tỷ lệ phụ nữ mắc ung thư vú ít hơn ở Mỹ từ 10-15%. Điều này được lí giải là bởi thực phẩm nhiều mỡ vừa gây trở ngại cho sự bài tiết estrogen vừa đẩy vi khuẩn trong cơ thể sinh trưởng nên có thể khiến mức estrogen trong cơ thể tăng cao.
Chú ý uống ít cà phê, socola và coca
Vì các loại đồ uống này đều chứa hàm lượng xanthine lớn, làm thúc đẩy tuyến sữa tăng sinh, dễ gây ra bệnh ung thư vú.
Nên ăn nhiều chất xơ
Theo các bác sĩ, chị em ăn nhiều rau quả, đặc biệt là các loại rau có lá màu xanh đậm và màu cam như súp lơ, cà rốt hay hoa quả màu đỏ. Có một nghiên cứu trong 7 năm đối với 350.000 phụ nữ cho thấy rằng, những phụ nữ hàng ngày hấp thụ 30g chất xơ (đây là lượng hấp thụ cao nhất) sẽ giảm tới 50% nguy cơ mắc ung thư vú so với những phụ nữ chỉ hấp thu 20g chất xơ một ngày. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tác dụng này thường chỉ đúng với những phụ nữ dưới 50 tuổi mà thôi.
Có chế độ vận động thường xuyên
Mỗi tuần chị em nên dành 4 giờ để rèn luyện sức khỏe, điều này sẽ giúp giảm tới 60% nguy cơ mắc ung thư vú. Nguyên nhân là do khi vận động hằng ngày sẽ làm giảm trọng lượng cơ thể và giảm lượng mỡ, từ đó giúp làm giảm lượng estrogen trong cơ thể, đồng thời giảm số lần rụng trứng và nâng cao khả năng miễn dịch.
Nên chú ý bảo vệ ngực
Cụ thể khi tắm chị em không nên để nước quá nóng hoặc quá lạnh gây kích thích lên bầu vú, đồng thời cũng không nên ngâm mình trong nước nóng quá lâu. Khi đi ngủ nên nằm ngửa, tránh nằm nghiêng có thể đè lên ngực. Nên lựa chọn loại áo ngực không gây cảm giác áp lực lên bầu vú, nên chú ý kích cỡ áo phù hợp với bản thân.
Thực tế cho thấy có trên 70% số bệnh tuyến vú như tuyến vú tăng sinh hay ung thư vú đều phát sinh trong thời kỳ trung niên. Có nghĩa là thời điểm cao trào phát bệnh ung thư vú là từ 40-60 tuổi, chính vì vậy phụ nữ mãn kinh nên chú ý có chế độ ăn uống và vận động hợp lý tránh mắc phải bệnh ung thư vú ở giai đoạn này.
Nên khám sàng lọc ung thư vú ở đâu?
Xét nghiệm tại nhà Antamed
Việc phát hiện ung thư vú từ sớm sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị và nâng cao tiên lượng sống. Nhưng phần lớn phụ nữ đều hiểu lầm các triệu chứng về ung thư vú, đặc biệt là những triệu chứng bề ngoài tưởng như không liên quan, xét nghiệm sàng lọc ung thư từ sớm có thể giúp chị em đưa ra phương án điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe bản thân.
Xét nghiệm tại nhà Antamed hiện đang cung cấp gói Sàng lọc ung thư phụ nữ (có bao gồm Xét nghiệm CA 15 - 3: Xét nghiệm dấu ấn ung thư vú)
Xét nghiệm tại nhà - Antamed cam kết
Minh bạch tuyệt đối
Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà
Chuyên môn hàng đầu
Mẫu xét nghiệm được xử lý bằng phòng lab của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Nhiệt đới Trung ương. Thiết bị xét nghiệm hiện đại nhất cả nước. Bác sĩ đều là giáo sư đầu ngành. Kỹ thuật viên kinh nghiệm, đào tạo chính quy.
Dịch vụ tiện lợi
Antamed cung cấp dịch vụ lấy mẫu và trả kết quả tận nơi, thủ tục đơn giản và nhanh chóng, tiết kiệm cho bạn nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi mệt mỏi. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý: 30.000đ
- Phí km tăng thêm: 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline: (024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.
Đia chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm: