Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua biển?
Cua biển là thực phẩm rất tốt cho phụ những mang thai vì chứa protein và các chất dinh dưỡng thiết yếu có lợi cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Trong thực đơn ăn uống của mẹ, chỉ cần bổ sung món cua khoảng 2 lần/tuần sẽ mang lại hiệu quả sức khỏe tốt nhất. Dưới đây là những lợi ích khi mẹ bầu ăn cua biển:
1. Tốt cho tim mạch
Cua biển rất giàu canxi, magie và omega 3 – những chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh cho mẹ bầu.
2. Phát triển não bộ thai nhi
Trung bình, 100g thịt cua biển chứa khoảng 500mg – 1g chất béo, trong đó đa phần là omega 3 – dưỡng chất tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển não bộ cho bé yêu.3. Giàu vitamin B
Các vitamin nhóm B có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch (thông qua quá trình làm giảm lượng homocysteine), giúp tái tạo các tế bào hồng cầu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất của các axit amin. Một con cua biển trung bình cung cấp đến hơn 100% nhu cầu vitamin B12 mỗi ngày của cơ thể. Thịt cua còn rất giàu folate (34,7mcg), vitamin B1 (0,1mg) nên rất bổ dưỡng.
4. Giàu chất khoáng
Thịt cua chứa nhiều kẽm và đồng – hai khoáng chất cần thiết cho các phản ứng hóa học trong cơ thể như sản xuất năng lượng, hình thành các mô liên kết và tổng hợp các protein cũng như các chất dẫn truyền thần kinh. Với 1 con cua biển, mẹ bầu sẽ được cung cấp khoảng 3 – 8% lượng sắt và kali mỗi ngày.
5. Hàm lượng protein cao
Protein trong thịt cua cao hơn hẳn các loại thịt cá khác. Vì thế, nó sẽ cung cấp dưỡng chất cơ bản này cho thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển trong bụng mẹ.
Lưu ý khi ăn cua biển
Tuy cua biển là thực phẩm giàu dưỡng chất nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ gây phản tác dụng, ảnh hưởng xấu tới mẹ bầu và bé yêu trong bụng. Vậy khi bầu bí, các mẹ cần chú ý những điểm sau:
Ăn cua chín kỹ
Mẹ bầu ăn cua được nấu chín kỹ sẽ an toàn hơn. Bởi cua sống ở biển thường lấy xác động vật hoặc các chất mùn làm thức ăn, vì thế bề mặt cơ thể, mang và đường ruột của nó có chứa rất nhiều các loại vi khuẩn có hại và bùn đất. Nhiều người do chưa rửa sạch cua, khi chế biến lại chưa nấu chín kĩ, nên khi ăn vô hình chung đã ăn cả những vi khuẩn gây bệnh lẫn những kí sinh trùng ở cua vào cơ thể.
Nên ăn cua tươi
Sau khi cua chết, những vi khuẩn trong cơ thể cua nhanh chóng sinh sôi nẩy nở và thâm nhập vào phần thịt cua, khiến cho người ăn dễ buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Vì vậy, tuyệt đối các mẹ không nên ăn cua chết hoặc sắp chết.
Cua còn tươi sống có phần mai hiện rõ màu xanh đen, có độ nhẵn bóng, phần bụng căng đầy, trắng sạch. Cua sắp chết sẽ có những biểu hiện như phần mai thường có màu vàng, chân cua hơi mềm, lật qua lật lại khó khăn.
Không để thừa
Cua chế biến xong mẹ bầu ăn không hết, phần còn lại tốt nhất nên để ở nơi thoáng mát sạch sẽ, khi ăn nhất định phải đun lại. Tuy nhiên, tốt nhất là mẹ bầu nên ăn hết sau khi chế biến, nếu còn thừa lại, hãy đun lên và nhờ người khác ăn giúp mình.
Những phần không nên ăn trong cua biển
- Khi ăn cua, trước hết cậy phần mai, rồi loại bỏ phần dạ dày cua. Chú ý không làm vỡ dạ dày hình nón ở phần giữa túi xương hình tam giác vì bên trong dạ dày đó có nhiều cát bẩn.
- Dùng kéo nhỏ cắt bỏ phần miệng cua, phần cẳng chân cua, dùng cán thìa vớt bỏ màng hình lục giác ở giữa mình cua đi, phần này chính là phần tim cua, không nên ăn.
- Phần ruột cua là đường màu đen nằm ở phần dạ thông lên rốn cua, nói chung cũng không nên ăn.
Không nên ăn quá nhiều
Thịt cua có tính hàn, vì vậy mẹ bầu nên đặc biệt chú ý, tránh ăn quá nhiều dẫn đến lạnh bụng, đầy bụng, đi ngoài, chỉ nên ăn tối đa 2 bữa cua/tuần.
Không uống trà, quả hồng trong hoặc sau khi ăn cua
Khi ăn cua và sau khi ăn cua khoảng một tiếng không nên uống trà, vì nước trà làm loãng axit trong dạ dày, khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại gây đến những bất lợi cho tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn đẫn đến đau bụng đi ngoài.
Ngoài ra, mẹ bầu không nên ăn cua và quả hồng cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể dẫn đến những phản ứng xấu như buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi
Xét nghiệm tại nhà Antamed
Xét nghiệm tại nhà Antamed đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Antamed là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Antamed cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Hiện Antamed cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gòi xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.
Giá gói xét nghiệm:
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 11-13: 721,000 đồng.
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22: 720,000 đồng.
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36: 505,000 đồng.
Cách tính tổng giá xét nghiệm:
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm: