Vai trò của xét nghiệm acid uric máu trong điều trị bệnh gout
Acid uric là một hợp chất khác vòng của cacbon, nitơ, oxy, hydro với công thức C5H4N4O3. Nó tạo thành các ion và muối được gọi là urat và các acid urat như ammonium acid urate. Acid uric trong cơ thể được tạo ra từ 2 nguồn sau:
Ngoại sinh: từ thức ăn đưa vào cơ thể có chứa chất purin, từ 100 – 200 mg/ngày.
Nội sinh: do các tế bào chết của cơ thể sinh ra, khoảng 600 mg/ngày.
Acid uric tăng thường do hai nguyên nhân chủ yếu là tăng cung cấp, tăng hình thành hoặc giảm thải trừ acid uric qua thận hoặc cả hai quá trình này. Khi nồng độ acid uric tăng cao kéo dài trong máu có thể dẫn đến một dạng viêm khớp được biết đến với tên bệnh gout. Các hạt lắng đọng trong và xung quanh các khớp dẫn đến hậu quả viêm, sưng và đau khớp, lắng đọng dưới da tạo nên các hạt tophi, có thể tạo sỏi thận và suy thận. Khoa học đã chứng minh, tăng acid uric trong máu trong một thời gian dài là nguyên nhân chính gây nên bệnh gout...
Khi nào cần xét nghiệm acid uric
Các trường hợp nên làm xét nghiệm acid uric trong máu:
Chẩn đoán bệnh gout
Nghi ngờ sỏi thận urat (do acid uric máu tăng cao gây lắng đọng tại thận);
Đánh giá tác dụng của thuốc điều trị hạ acid uric máu
Bệnh nhân ung thư điều trị liệu pháp hóa học trị liệu hoặc phóng xạ, điều trị ung thư gây chết tế bào và làm tăng acid uric trong máu.
Vai trò của chỉ số acid uric trong điều trị bệnh gout
Xét nghiệm acid uric thường được thực hiện nhằm chẩn đoán bệnh gout. Bất cứ người bệnh nào cũng đều được bác sỹ yêu cầu xét nghiệm acid uric. Thậm chí, trong điều trị bệnh gout, chỉ số acid uric giống như một kim chỉ nam, chiếc la bàn để định vị và điều khiển phương hướng. Điều trị gout thành công khi và chỉ khi ngăn chặn các đợt gout cấp không tái phát bằng cách duy trì chỉ số acid uric luôn ở ngưỡng an toàn.
Tuy nhiên vai trò của acid uric không chỉ dừng lại ở đó. Nắm bắt được chỉ số cụ thể của acid uric sẽ giúp người bệnh và bác sỹ chuẩn đoán được nhiều chứng bệnh liên quan. Đơn cử, nếu trong cơ thể người, acid uric tăng ở mức khoảng 7 đến 9mg/dl thì đã mắc chứng tăng acid uric máu không triệu chứng. Lúc này, bạn cần kiểm soát chỉ số này không tăng lên bằng cách ăn uống phù hợp.
Do acid uric là chất ít tan nên khi nồng độ đạt trên 9mg/dl, acid uric sẽ kết tinh thành tinh thể muối urat đọng lại trong sụn, khớp đến mức gây đau đớn có khi là dữ dội ở các khớp. Đây là triệu chứng thường thấy của những cơn gout cấp. Khi đó, người bệnh phải điều trị bằng các nhóm thuốc hạ nồng độ acid uric.
Lưu ý khi chuẩn bị xét nghiệm acid uric trong máu
Bạn cần thường xuyên đi xét nghiệm acid uric khi đã có các triệu chứng gout bao gồm dấu hiệu từ các cơn gout cấp như sưng đau tấy đỏ; sử dụng các sản phẩm hạ acid uric khi điều trị và hỗ trợ điều trị gout. Dưới đây là một số lưu ý khi chuẩn bị xét nghiệm acid uric trong máu:
Không cần phải chuẩn bị gì trước khi làm xét nghiệm acid uric trong máu, có thể ăn uống bình thường trước khi làm xét nghiệm. Nếu trước ăn khoảng 4-8 tiếng thì càng tốt.
Các loại thuốc có thể làm thay đổi chỉ số acid uric trong máu và giảm kết quả xét nghiệm như: thuốc lợi tiểu, aspirin, vitamin C (ascorbic acid), aspirin liều thấp (75 tới 100 mg hàng ngày), niacin, warfarin, Coumadin, cyclosporine, levodopa, tacrolimus, and một số thuốc điều trị leukemia, lymphoma, bệnh lao. Nên nói với bác sỹ về thuốc đang dùng.
Một số thức ăn giàu đạm làm tăng acid uric trong máu như nội tạng động vật (gan, não..), thịt đỏ (thịt bò, thịt bê ...), hải sản ... Đồ uống rượu bia cũng ảnh hưởng tới chuyển hóa acid uric trong máu. Bởi vậy, 8 tiếng trước khi làm xét nghiệm acid uric trong máu nên hạn chế dùng những thực phẩm, đồ uống trên.
Xét nghiệm theo dõi bệnh nhân bị bệnh gout
Xét nghiệm tại nhà Antamed
Gói xét nghiệm giúp bệnh nhân bị bệnh gout giúp bệnh nhân theo dõi được chỉ số acid uric của mình để biết được quá trình điều trị có hiệu quả không, qua đó có các phương pháp phòng và điều trị bệnh phù hợp với tình trạng bệnh.
Xét nghiệm tại nhà Antamed đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người muốn theo dõi quá trình điều trị Gout của bản thân, bởi: Antamed là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Antamed cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Chi phí xét nghiệm
Giá gói theo dõi bệnh nhân bị bệnh gout: 509,000 đồng
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (509,000 đồng) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984.999.501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Cảnh giác với biểu hiện ban đầu của bệnh Gout
- Chỉ số xét nghiệm acid uric bao nhiêu thì mắc bệnh gout?
Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây: