Những điều cần biết về mổ ung thư đại tràng
Theo kiến thức y học, đại tràng là phần cuối cùng của ống tiêu hóa, thường có chiều dài 1,5-2 m và thường nằm trong ổ bụng theo hình chữ U. Đại tràng có chức năng chính là tiêu hóa phần bã thức ăn đã được ruột non hấp thụ hết dưỡng chất với mục đích nhằm thu lại một phần nước, đường cũng như vitamin của nhóm B còn lại. Bên cạnh đó, đại tràng còn có nhiệm vụ nhào nặn, cô đặc cũng như lên men để tạo ra phân, đưa xuống trực tràng và sau đó để thải ra ngoài. Chính vì thế, đại tràng thường là nơi tích tụ các chất bẩn và vi khuẩn do ống tiêu hóa thải ra nên rất dễ bị viêm nhiễm, đặc biệt là trong tình hình ô nhiễm môi trường và thức ăn như hiện nay.
Giống với một số bệnh ung thư khác thì cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ hết nguyên nhân gây ung thư đại tràng nhưng đã có thể nhận biết được những yếu tố là nguy cơ dẫn đến bệnh này. Cụ thể như:
- Do ăn nhiều chất béo động vật.
- Mắc viêm đại tràng mạn tính dai dẳng.
- Cơ thể có những bệnh gây loét và tạo nên polyp đại tràng như lỵ amip.
Vì sao nên mổ ung thư đại tràng?
Theo các bác sĩ, mổ ung thư đại tràng là công việc bắt buộc và hết sức quan trọng trong quá trình điều trị bệnh ung thư đại tràng. Sau đây ViCare sẽ liệt kê một số giai đoạn cần phải có của mổ ung thư đại tràng.
Giai đoạn lấy khối u ra khỏi cơ thể
Như chúng ta đã biết, căn bệnh ung thư được hình thành từ các khối u ác tính nằm bên trong đại tràng, nếu như không lấy ra kịp thời thì khối u này sẽ phát triển và lớn dần bên trong cơ thể của bệnh nhân. Việc mổ đại tràng rất cần thiết, nó sẽ giúp bệnh nhân lấy khối u bên trong đại tràng ra khỏi cơ thể để giúp cho khối u đó không thể tiếp tục phát triển nữa. Thường sau khi mổ lấy khối u xong thì các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp hóa trị hoặc xạ trị nhằm giúp cho khối u nguy hiểm đó không phát triển lại hoặc không thể di căn đến những nơi khác trong cơ thể.
Xét nghiệm về tình trạng của khối u ung thư đại tràng
Vì căn bệnh ung thư đại tràng nằm ở khối u bên trong đại tràng nên để chuẩn bệnh một cách chính xác nhất thì bác sĩ cần phải xét nghiệm khối u để biết chính xác tình trạng của bệnh. Việc xét nghiệm sẽ giúp cho bác sỹ nhận định được giai đoạn ung thư của bệnh nhân cũng như có thể đưa ra những phương án điều trị phù hợp nhất trong điều kiện cơ địa của mỗi người.
Những liệu pháp sau phẫu thuật ung thư đại tràng
Phương pháp hóa trị
Phương pháp này được sử dụng ở bất cứ loại bệnh ung thư nào. Mục đích của phương pháp này là sử dụng thuốc chống ung thư để tiêu diệt tế bào ung thư.
Các bác sĩ thường áp dụng phương pháp hóa trị nhằm tiêu diệt tất cả những tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể bệnh nhân sau phẫu thuật, với mục đích kiểm soát sự phát triển của khối u hoặc để làm giảm bớt triệu chứng của bệnh ung thư đại tràng. Thực chất đây là một phương pháp điều trị toàn thân, tức là thuốc sẽ đi vào mạch máu và lưu thông trong toàn bộ cơ thể người bệnh.
Phương pháp tia xạ trị liệu
Phương pháp này còn được gọi là phương pháp phóng xạ, nó sẽ sử dụng tia X có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.
Phương pháp tia xạ trị liệu là phương pháp điều trị tại chỗ, nó chỉ ảnh hưởng tới tế bào ung thư ở vùng chiếu xạ mà thôi. Hiện nay đây là biện pháp điều trị hàng đầu cho các bệnh nhân bị ung thư trực tràng.
Cụ thể các bác sĩ sẽ có thể sử dụng tia xạ trị liệu trước khi phẫu thuật cho bệnh nhân với mục đích làm khối u co lại và dễ dàng cắt bỏ hơn hoặc sử dụng sau khi phẫu thuật nhằm để tiêu diệt tất cả các tế bào ung thư còn sót lại trong vùng điều trị.
Ngoài ra, phương pháp này còn được sử dụng để làm giảm triệu chứng của bệnh. Phóng xạ có thể là do một máy chiếu từ ngoài (chiếu xạ ngoài) hoặc từ một vật được đưa vào bên trong cơ thể và đặt trực tiếp lên khối u hoặc gần đó được gọi là chiếu xạ trong. Với một số trường hợp thì bệnh nhân có thể được điều trị bằng cả chiếu xạ trong và chiếu xạ ngoài để đạt kết quả cao nhất.
Theo các bác sĩ, mổ ung thư đại tràng hay còn gọi là phẫu thuật ung thư đại tràng là điều mà bất cứ bệnh nhân nào cũng nên làm khi mắc phải chứng bệnh này để kéo dài sự sống. Tuy nhiên còn tùy vào giai đoạn phát triển của bệnh các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho bạn. Nhưng bạn cũng nên có chế độ sinh hoạt hợp lý và nên đi khám định kì để phát hiện bệnh khi còn sớm, với bất cứ bệnh ung thư nào thì khi phát hiện sớm đều có thể điều trị khỏi.
Sàng lọc ung thư đại trực tràng ở đâu?
Xét nghiệm tại nhà Antamed
Trong lĩnh vực xét nghiệm tại nhà thì Antamed đang dần trở thành một cái tên quen thuộc và được nhiều người quan tâm. Antamed là tên gọi tắt của Công ty cổ phần công nghệ Antamed, hiện tại đang là đối tác độc quyền của Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương.
Antamed giúp bạn tiết kiệm hơn 5 giờ chờ lấy mẫu và đợi kết quả so với khi thực hiện tại các bệnh viện công. Kết quả của bạn sẽ được gửi trả tận nhà và qua địa chỉ email. Hơn nữa Antamed còn có đội ngũ tư vấn viên miễn phí giúp bạn gỡ rối những thắc mắc cũng như biện luận giúp bạn kết quả xét nghiệm. Với phương châm "Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi” Antamed đang dần cố gắng từng ngày để làm hài lòng mọi khách hàng.
Hiện Antamed cung cấp Gói sàng lọc ung thư đại trực tràng gồm 3 xét nghiệm nhỏ:
- Xét nghiệm CEA
- Xét nghiệm CEA là xét nghiệm dấu ấn ung thư đường tiêu hoá: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụỵ
- Đối với ung thư đại trực tràng, CEA giúp tiên lượng, theo dõi đáp ứng điều trị, phát hiện tái phát, phát hiện di căn. Độ nhạy lâm sàng để chẩn đoán ung thư đại trực tràng là 50% và độ đặc hiệu là 90%. Giá trị CEA càng cao thì kết quả càng xấu.
- Xét nghiệm CA 19-9
- Xét nghiệm CA 19-9 giúp xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng..
- CA 19-9 là một kháng nguyên có ở tế bào tuyến của dạ dày, ruột, vú...CA 19-9 là một chỉ số quan trọng thứ 2 sau CEA giúp phát hiện ung thư đại trực tràng. Chỉ số này sẽ tăng cao đối với những người mắc bệnh.
- Xét nghiệm CA 72-4
- Xét nghiệm CA 72-4 giúp phát hiện dấu ấn ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng...
- CA72-4 là một kháng nguyên ung thư có ở trên bề mặt của nhiều loại tế bào như buồng trứng, vú, tụy, dạ dày, đại tràng....Với ung thư đại trực tràng, chỉ số này giúp chẩn đoán bệnh với độ nhạy từ 20 - 41%. Nồng độ CA 72-4 là khác nhau trong các giai đoạn, do đó xét nghiệm này còn có ý nghĩa theo dõi quá trình phát triển của bệnh và hiệu quả của việc điều trị.
Chi phí gói xét nghiệm
- Giá Gói sàng lọc ung thư đại trực tràng của Antamed đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 588.000 đồng.
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline: (024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Địa chỉ mổ ung thư đại trực tràng uy tín
Bệnh viện K
Bệnh viện K là cơ sở chuyên khoa đầu ngành của cả nước về phòng chống ung thư. Được thành lập dựa trên cơ sở của Viện Radium Đông Dương - Một đơn vị phòng chống ung thư lâu đời nhất trong khu vực, hiện nay Bệnh viện K là bệnh viện có bề dày truyền thống và kinh nghiệm nhất về nghiên cứu và phòng chống ung thư.
Bệnh viện K Tam Hiệp, hay còn gọi là K2, được thành lập năm 2000, gồm các khoa: Chăm sóc triệu chứng và điều trị đau, khoa Ung bướu trẻ em, khoa Ngoại, Dược - Xét nghiệm, Nội, Xạ... với 100 giường bệnh. Mục đích thành lập là giảm tải cho cở sở 1 (Quán Sứ), tạo cơ hội cho người dân được điều trị nhanh chóng hơn.
Bệnh viện K - Cơ sở 3 xây dựng theo chủ trương của Chinh phủ trong chương trình tổng thể đầu tư, cải tạo, nâng cấp các Bệnh viện chuyên khoa trong cả nước. Mục tiêu dự án xây dựng một Bệnh viện K mới với quy mô 1000 giường bệnh, hiện đại, đồng bộ về cơ sở vật chất và trang thiết bị về Y tế, đạt tiêu chuẩn là một Bệnh viện chuyên khoa về Ung thư hạng I, ngang tầm khu vực, đáp ứng được các nhu cầu cấp bách về khám và điều trị Ung bướu của Nhân dân.
Địa chỉ:
- Cơ sở 1: 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Cơ sở 2: Ngõ 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
- Cơ sở 3: 30 Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
Điện thoại: 024 3825 2143
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 08:00 - 17:00
Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh
Vào năm 1964, bệnh viện Nguyễn Văn Học (nay là bệnh viện Nhân dân Gia Định) thành lập khoa điều trị Ung thư. Hai năm sau, khoa này tách ra hoạt động độc lập thành viện Ung thư Quốc gia đặt tại số 3 đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh (cũng là trụ sở của bệnh viện Ung bướu hiện nay), với nhiệm vụ phát hiện, chẩn đoán và điều trị ung thư bằng máy xạ trị Césium 137.Sau ngày đất nước thống nhất, viện Ung thư Quốc gia đổi tên là viện Ung thư trực thuộc bộ Y tế và Thương binh xã hội. Sang năm 1976 được bàn giao cho sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh với tên mới “bệnh viện Ung bướu” do bác sĩ Lương Tấn Trường (nguyên là phó giám đốc bệnh viện K - Hà Nội) làm giám đốc.
Kể từ đó, Bệnh viện Ung bướu đã từng bước cải tạo và phát triển thành một bệnh viện chuyên khoa với 335 giường nội trú. Phòng khám Đa khoa được hình thành bao gồm nhiều đơn vị chuyên môn như Phụ khoa, Tai mũi họng, Tổng quát, đồng thời tổ chức thêm khoa Ngoại với hai phòng mổ trung, đại phẫu. Năm 1980 khoa Xạ ngoại trú được trang bị thêm máy Cobalt 60 (Chisobalt) của Tiệp Khắc. Nhân sự cũng được tăng lên tổng cộng 262 người trong biên chế, bước đầu hình thành một đội ngũ cán bộ chuyên khoa về ung thư của thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 3 Nơ Trang Long, phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08 3841 2637
Giờ làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật: 07:30 - 16:30
Xem thêm: