Chỉ số CEA thế nào thì ung thư gan?
Là một kháng nguyên có ở tế bào ruột của thai nhi và khi trưởng thành thì chỉ còn nồng độ rất thấp ở trong máu. Khi bệnh nhân mắc ung thư, đặc biệt các ung thư tế bào biểu mô, nồng độ CEA tăng lên. Các ung thư vú, ruột, phổi, dạ dày, tuyến tuỵ... thường tăng CEA.
CEA là một glycoprotein có ở màng bào tương của các tế bào màng nhày bình thường nhưng số lượng có thể tăng lên trong các ung thư thể tuyến (adenocarcinoma), đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Nồng độ trong mô cao nhất của CEA được thấy ở ung thư biểu mô đại trực tràng nguyên phát và di căn gan của ung thư này, với nồng độ CEA trong màng nhày đại tràng có thể cao gấp 500 lần giá trị bình thường. CEA cũng thể hiện quá mức trong các ung thư biểu mô khác như ung thư dạ dày, phổi, ... Từ các tế bào ung thư biểu mô, CEA được bài tiết vào máu tuần hoàn.
CEA có thời gian bán hủy là khoảng 2 - 8 ngày.
Giá trị bình thường của CEA
CEA huyết tương
- Giá trị CEA huyết tương ở người bình thường không hút thuốc lá thường <2,5 ng/ml.
- Giá trị CEA ở người hút thuốc lá thường <5 ng/ml.
- Giá trị CEA huyết tương ở người có bệnh lành tính thường không quá 10 ng/ml.
CEA trong dịch cơ thể
Nói chung, giá trị CEA trong các dịch chọc dò ở người không bị ung thư có giá trị gần như Giá trị CEA trong huyết tương người bình thường, cụ thể là:
- Giá trị CEA dịch màng bụng ở người không ung thư là < 4,6 ng/mL, giá trị cắt là < 5,0 ng/ml.
- Giá trị CEA dịch màng phổi ở người không ung thư có giá trị cắt là 2,4 ng/ml.
- Giá trị CEA dịch não tủy ở người không ung thư là 1,53±0,38 ng/ml.
Khi nào được chỉ định làm xét nghiệm CEA?
Xét nghiệm CEA có thể được chỉ định khi bạn có các triệu chứng cho thấy bạn có khả năng bị ung thư đại tràng, hoặc những bệnh nhân đã được chẩn đoán bị một trong số các loại ung thư khác. Chỉ số CEA trong máu cũng được đo trước và sau khi điều trị, để đánh giá sự thành công của điều trị.
Chỉ số CEA thế nào thì ung thư gan?
Bình thường nồng độ CEA là 0-5 ng/ml.
Tỷ lệ các bệnh nhân ung thư có thể tăng CEA > 5 ng/ml tuỳ theo các phủ tạng khác nhau nhưng thường dao động từ 50-70%.
Tuy nhiên trong một số bệnh lý không phải ung thư nhưng nồng độ CEA cũng tăng: Bệnh lý dạ dày ruột (polyp, viêm ruột loét, bệnh Crohn), bệnh phổi (khí phế thũng, viêm phế quản mạn), bệnh gan (viêm đường mật, viêm gan mạn tiến triển, xơ gan do rượu), viêm tuyến vú mạn tính, viêm tuỵ mạn. Những người hút thuốc, nồng độ CEA tăng nhưng ít khi vượt quá 10 ng/ml.
Khi bệnh nhân có khối u nhỏ và ở giai đoạn đầu, chỉ số CEA lần đầu có khả năng bình thường hoặc hơi cao. Bệnh nhân có khối u lớn hơn hoặc khối u đã di căn khắp cơ thể ,có nhiều khả năng chỉ số CEA tăng cao.
Khi chỉ số CEA giảm sau khi điều trị, có nghĩa là hầu hết hoặc tất cả các khối u sản xuất CEA đã được cắt bỏ. Chỉ số CEA gia tăng đều đặn thường là dấu hiệu đầu tiên của khối u tái phát.
Chỉ số CEA tăng có thể do một số điều kiện không liên quan đến ung thư, chẳng hạn như viêm nhiễm, xơ gan, loét dạ dày tá tràng, viêm loét đại tràng, polyp trực tràng, bệnh vú lành tính.
Vì không phải tất cả các loại ung thư đều sản xuất CEA, nên bệnh nhân có thể có bệnh ung thư nhưng mức độ CEA vẫn bình thường.
Lưu ý
Chỉ số CEA giới hạn từ 0 - 2.5mcg trong 1 lít máu (mcg/L), giới hạn bình thường có thể thay đổi giữa các lần xét nghiệm khác nhau. Ở người hút thuốc, chỉ số CEA tăng có thể tăng giới hạn bình thường đến 5 mcg/L. Chỉ số CEA cao ở một người đã được điều trị ung thư trước đó một thời gian ngắn thì có nghĩa là ung thư đã tái phát. Cao hơn mức bình thường có thể là do các ung thư như: ung thư vú, ung thư hệ sinh dục và tiết niệu, ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến giáp.
Ngoài ra, chỉ số CEA cũng tăng trong một số nguyên nhân khác như: viêm túi mật, xơ gan và bệnh gan khác, viêm túi thừa, nghiện thuốc lá, bệnh lý viêm nhiễm ở ruột như viêm loét đại tràng, viêm phổi, viêm tụy, loét dạ dày.
Người bệnh cần tiến hành các xét nghiệm thường xuyên để kiểm tra chỉ số CEA trong máu, kịp thời xử trí nếu bệnh tái phát hoặc có chuyển biến xấu ảnh hưởng tới sức khỏe.
Xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan ở đâu
Việc làm các xét nghiệm để chẩn đoán viêm gan là rất cần thiết. Nếu nghi ngờ mình đã bị nhiễm bệnh, hãy đến ngay cơ sở y tế để xét nghiệm chẩn đoán. Ngoài ra cần thực hiện theo định kì 6 tháng/lần hoặc khi cơ thể thấy xuất hiện các dấu hiệu điển hình như rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết tố, đau gan, da đổi màu,... thì phải xét nghiệm kiểm tra viêm gan ngay.
Hiện Antamed có cung cấp Gói sàng lọc virus viêm gan tại nhà giúp chẩn đoán nguy cơ nhiễm các loại virus viêm gan.
Lợi ích khi đến với Xét nghiệm tại nhà Antamed:
- Mẫu xét nghiệm được lấy tại nhà khách hàng, không mất công chờ xếp hàng, lấy kết quả như khi làm xét nghiệm ở các bệnh viện công.
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Chi phí gói xét nghiệm:
- Giá Gói sàng lọc virus viêm gan của Antamed đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 468.000 đồng.
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline: (04) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm: