Điều trị sốt xuất huyết đúng tuyến giảm nguy cơ biến chứng, lây chéo
Cùng với sự gia tăng số ca mắc, số ca tử vong do SXH, việc điều trị bệnh ra sao được người dân hết sức quan tâm. Trả lời báo chí ngày 26-7, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám và điều trị bệnh - Bộ Y tế cho biết, có một bộ phận người bệnh hoang mang hoặc nhận thức không đúng trong việc điều trị bệnh này.
Đổ xô vào bệnh viện tuyến Trung ương
Chỉ tính riêng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, từ đầu năm đến nay đã điều trị nội trú 944 trường hợp mắc SXH, chủ yếu là bệnh nhân ở Hà Nội (chiếm 85%). Đa số ca bệnh đang trong lứa tuổi đi học và lao động, tỷ lệ người mắc SXH ở lứa tuổi từ 15-45 cao nhất, trong khi tỷ lệ trẻ em mắc bệnh chiếm 5-7%.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, qua kiểm tra hồ sơ bệnh án và thực tế cho thấy, trong số những bệnh nhân vào điều trị nội trú tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương kể trên, có một tỷ lệ không nhỏ mà theo phân tuyến điều trị chỉ cần vào bệnh viện tuyến quận/ huyện hoặc bệnh viện tuyến tỉnh/ thành phố.
Điều đó cho thấy tình trạng bệnh nhân vượt tuyến, cứ nghi mắc SXH là vào bệnh viện tuyến Trung ương điều trị khá phổ biến. Đây là điều không được ngành y tế khuyến cáo bởi việc tập trung quá đông bệnh nhân SXH ở tuyến trên có thể gây quá tải, dễ làm tăng biến chứng, dễ lây chéo trong bệnh viện.
Trước tình hình đó, Cục Quản lý khám và điều trị bệnh đã đề nghị các bệnh viện ngoài công tác điều trị cũng phải thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh SXH thông qua việc tăng cường tư vấn, giải thích cho người bệnh hiểu để an tâm điều trị đúng tuyến, hạn chế quá tải, cố gắng không để nằm ghép.
Cùng đó, phải thiết lập đường dây nóng hỗ trợ tuyến dưới trong công tác chẩn đoán, điều trị bệnh SXH, sẵn sàng hỗ trợ cho các tuyến dưới khi có yêu cầu, hạn chế các trường hợp chuyển tuyến không cần thiết, khi chuyển viện không an toàn... Bộ Y tế cũng đã có hướng dẫn chi tiết về phân tuyến điều trị SXH để các bệnh viện thực hiện.
Cục Quản lý Khám và điều trị bệnh nêu rõ, SXH hiện được phân theo 3 mức, gồm SXH Dengue, SXH Dengue có dấu hiệu cảnh báo và SXH Dengue nặng. Theo phân tuyến điều trị, tuyến xã chẩn đoán, điều trị, theo dõi, chăm sóc các trường hợp SXH Dengue; tuyến huyện chẩn đoán, điều trị, theo dõi, chăm sóc các trường hợp SXH Dengue và SXH Dengue có dấu hiệu cảnh báo. Tuyến tỉnh và tuyến cuối tiếp nhận và điều trị các trường hợp có dấu hiệu cảnh báo nặng; khi quá khả năng của tuyến tỉnh thì chuyển tuyến cuối, tuyến Trung ương điều trị, hỗ trợ...
Điều trị tùy tiện có thể gây tử vong
Tính đến ngày 26-7, cả nước đã ghi nhận 18 ca tử vong do SXH, riêng Hà Nội là 4 ca. Nói về một số trường hợp tử vong, biến chứng nặng do SXH vừa qua, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, nhiều trường hợp tử vong vì có các bệnh lý đi kèm với SXH, nhiều trường hợp do nhập viện muộn hoặc trước đó đã tự ý điều trị, truyền dịch không đúng... khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Vì vậy, Cục trưởng Cục Quản lý Khám và điều trị bệnh khuyến cáo, trong bối cảnh dịch SXH đang bùng phát hiện nay, người dân trong vùng có dịch bị sốt tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà mà phải đến các cơ sở y tế bởi nếu người bệnh mắc SXH mà không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê phân tích, nếu tự ý điều trị SXH ở nhà, bệnh lâu không khỏi sẽ rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Biến chứng thường gặp như tràn dịch màng phổi, bụng to, cổ trướng, xuất huyết bất thường do rối loạn đông máu, thậm chí là tử vong.
Tương tự, về việc tự ý truyền dịch tại nhà khi có sốt, nếu truyền dịch không thích hợp chẳng những bệnh không thuyên giảm mà còn xuất hiện những biến chứng nặng do thừa dịch. Các biến chứng có thể xảy ra do truyền dịch tùy tiện như: phù phổi cấp, suy tim do quá tải tuần hoàn. Đặc biệt, với những bệnh nhân đang có các triệu chứng sốc, phù nề nhiều hoặc có bệnh lý về thận tuyệt đối không bù dịch bằng đường truyền.
Cũng theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, đến nay chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh người mắc SXH kiêng tắm, kiêng ăn sẽ khỏi bệnh như một số người truyền miệng, chia sẻ. Vì vậy, người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước bù dịch...
Muỗi truyền SXH thường trú ở các góc, xó tối trong nhà
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết, muỗi vằn truyền bệnh SXH thường đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất vào sáng sớm và chiều tối. Loại muỗi vằn này thường trú đậu ở các góc, xó tối trong nhà, sau tủ lạnh, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng khác.
Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản chủ yếu ở dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây, các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa...
Xét nghiệm sốt xuất huyết tại Antamed
Để không phải xếp hàng chờ đợi, tránh lây nhiễm bệnh khi đến viện do dịch bệnh bùng phát, Xét nghiệm tại nhà Antamed đã cho ra đời Gói xét nghiệm sốt xuất huyết với những ưu điểm:
Minh bạch tuyệt đối
Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch, không ẩn phí, phụ thu.
Chuyên môn hàng đầu
100% mẫu được xử lí tại phòng lab của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương - địa chỉ uy tín hàng đầu cả nước trong phát hiện, điều trị bệnh truyền nhiễm.
Dịch vụ tiện lợi
- Tiết kiệm tới 50% thời gian lấy mẫu và trả kết quả;
- Khách hàng được quyết định thời gian và địa điểm từ khâu lấy mẫu đến khâu trả kết quả;
- Kết quả của bệnh viện trung ương tuyến đầu, được sử dụng liên thông ở tất cả viện công trên cả nước;
- Tư vấn mọi vấn đề sức khỏe và biện luận kết quả kịp thời, chu đáo với đội ngũ bác sĩ chuyên môn;
- Bảo mật thông tin khách hàng và bệnh án qua số điện thoại cá nhân cùng mã code riêng biệt.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024) 73049779 / 0984.999.501
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm: