Những cách phòng tránh cảm cúm mẹ bầu nên biết
Các chuyên gia cho rằng, nếu trong 3 tháng đầu thai kỳ mà mẹ bầu bị cảm thì điều này là vô cùng nguy hiểm. Virus cúm là nguyên nhân có thể gây dị tật thai nhi nếu người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai. Hơn thế nữa, nếu như mẹ bầu bị cúm nặng, sốt cao thì vấn đề nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra còn có thể làm cho thai nhi bị lưu và gây sảy thai. Có nhiều tài liệu còn cho rằng, cảm cúm còn có thể gây sứt môi và đục thủy tinh thể cho thai nhi. Bởi những lí do đó mà hầu hết mẹ bầu nào cũng sợ bị cảm cúm và tìm hiểu những cách phòng tránh cảm cúm khi mang thai.
Mách mẹ bầu những cách phòng tránh cảm cúm
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên ghi nhớ những điều sau đây để phòng ngừa nguy cơ bị cảm và giữ gìn sức khỏe tốt:
Uống nước tỏi giã
Theo kinh nghiệm của một số mẹ thì nước tỏi giã là một trong những cách phòng tránh cảm cúm hay. Với cách này, mẹ bầu nên giã tỏi nhỏ rồi pha với nước uống. Tuy nó có mùi vị hơi khó uống nhưng có tác dụng rất tốt với bà bầu bị cúm. Cũng trong quá trình mang thai thì bà bầu nên ăn tỏi nhiều hơn bình thường, có thể kết hợp tỏi trong các món ăn hằng ngày sẽ giúp bạn phòng tránh cúm.
Nước gừng đường đỏ
Khi bị lạnh hoặc khi có dấu hiệu sắp bị cảm lạnh, mẹ bầu nên uống một cốc nước gừng đường đỏ nóng rồi sau đó ngủ một giấc sẽ thấy đỡ mệt hơn rất nhiều.
Mẹ bầu cũng có thể ăn củ hành sống hoặc tỏi tươi để phòng tránh cảm cúm và khống chế vi khuẩn gây bệnh cho đường ruột.
Bổ sung kẽm
Theo các bác sĩ, khi cơ thể mẹ bầu bị thiếu kẽm thì chức năng phòng ngự của đường hô hấp cũng kém hơn. Chính vì thế mà bà bầu có thể bổ sung thêm một số thực phẩm chứa nhiều kẽm như hải sản, thịt nạc hay hạt hướng dương hoặc các loại đỗ để phòng ngừa bệnh cúm trong quá trình mang thai.
Bổ sung vitamin C
Bổ sung vitamin C cũng là một cách phòng tránh cảm cúm. Vitamin C có tác dụng loại trừ các loại chất có hại, các chất gây oxy hóa trong cơ thể, đồng thời chúng cũng có chức năng phòng chống và nâng cao vận động lông tơ và mao mạch đường hô hấp.
Bởi vậy mà bà bầu nên bổ sung vitamin C hoặc ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cà chua, súp lơ, hay ớt ...để bổ sung thêm vitamin C cho cơ thể giúp phòng tránh cảm cúm.
Súc miệng bằng nước muối
Các bác sĩ khuyên rằng, bà bầu nên có thói quen súc miệng bằng nước muối vào sáng sớm sau đó uống nửa cốc nước lọc, việc này không những giúp phòng cảm mà còn rất có ích cho sức khỏe của răng lợi của bà bầu vì trong suốt thời kỳ mang thai, nếu bà bầu bị chảy máu chân răng thì rất dễ mắc viêm lợi.
Rửa mặt bằng nước lạnh vào sáng sớm
Theo một số nghiên cứu thì bà bầu thức dậy dùng nước lạnh rửa mặt có thể tăng cường khả năng chống cảm. Còn buổi tối thì có thể dùng nước ấm để rửa mặt tránh gây kích thích ảnh hưởng tới giấc ngủ của bà bầu. Đây cũng là cách phòng tránh cảm cúm khá hay mẹ bầu nên áp dụng.
Duy trì độ ẩm trong phòng
Vào mùa đông độ ẩm không khí thấp, nếu như dùng thêm sưởi trong phòng thì không khí sẽ dễ bị khô, mà không khí khô sẽ tạo điều kiện cho virus sinh trưởng và phát triển trong đường hô hấp con người. Bởi vậy mà mẹ bầu nên sử dụng máy làm ẩm và giữ độ ẩm trong phòng khoảng 45% là tốt nhất để tránh bị cảm cúm.
Uống đủ nước mỗi ngày
Uống đủ nước cũng là cách phòng tránh cảm cúm. Theo các bác sĩ, uống nước đầy đủ mỗi ngày có tác dụng phòng cúm và viêm họng, mỗi ngày mẹ bầu nên uống từ 600 – 800 ml nước.
Nghỉ ngơi hợp lý
Như chúng ta đã biết, trong suốt thời gian mang thai thì chế độ nghỉ ngơi hợp lý là việc hết sức cần thiết để phục hồi năng lượng và sức khỏe cho bà bầu. Chính vì thế mà mẹ bầu hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để thư giãn nghỉ ngơi. Ngoài ra, bà bầu cũng nên thường xuyên vận động để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể phòng chống cúm.
Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc và chất có cồn
Theo các bác sĩ, khói thuốc sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm cúm và bệnh về đường hô hấp cho bà bầu. Còn rượu và các chất có cồn khác sẽ khiến cơ thể bà bầu luôn rơi vào tình trạng mất nước cũng như làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể.
Tiêm phòng cúm
Thêm một cách phòng tránh cảm cúm cho bà bầu đó là tiêm phòng cúm. Đối với những chị em phụ nữ trước khi có ý định có thai nên tiêm phòng cúm trước 3 tháng để giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi trong bụng. Hiện nay thì các mũi tiêm phòng 3 trong 1 ( gồm có sởi, quai bị, rubella) cũng khá phổ biến và sử dụng rộng rãi nên các mẹ bầu nên chủ động tiêm phòng để phòng ngừa cúm hiệu quả.
Như vậy, có rất nhiều cách phòng tránh cảm cúm cho mẹ bầu vào 3 tháng đầu thai kỳ. Sức khỏe của mẹ bầu là điều cực kì quan trọng để thai nhi luôn khỏe mạnh và phát triển tốt, chính vì thế mẹ bầu cần hết sức quan tâm đến sức khỏe của mình.
Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi
Xét nghiệm tại nhà Antamed
Xét nghiệm tại nhà Antamed đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Antamed là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Antamed cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Hiện Antamed cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gòi xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.
Giá gói xét nghiệm:
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 11-13: 721,000 đồng.
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22: 720,000 đồng.
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36: 505,000 đồng.
Cách tính tổng giá xét nghiệm:
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm: