Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên

Insulin và Glucose thế nào là bình thường?

2/20/2021 9:45:29 AM     46    

Theo thuật ngữ y học thì Insulin là một hormone được sản xuất và được lưu trữ trong các tế bào beta của tuyến tụy. Chất này có vai trò quan trọng cho việc vận chuyển và lưu trữ glucose trong tế bào và giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, cũng như có vai trò trong chuyển hóa lipid.

Nếu như không có insulin thì glucose không đi đến được hầu hết các tế bào của cơ thể. Nếu cơ thể không có glucose, các tế bào đói và nồng độ đường trong máu sẽ tăng lên đến mức bất thường. Từ đó có thể gây ra rối loạn tiến trình chuyển hóa bình thường và gây ra các rối loạn khác nhau, bao gồm cả các bệnh như bệnh thận, bệnh tim mạch, ảnh hưởng đến thị lực và các vấn đề về thần kinh. Bởi vậy, bệnh tiểu đường có liên quan với rối loạn giảm insulin và cuối cùng là một tình trạng đe dọa tính mạng con người.

vicare.vn-insulin-va-glucose-the-nao-la-binh-thuong-body-1

Glucose là gì?

Cũng như insulin thì glucagon là một hoocmôn protein được sản xuất ở tụy và là một hoocmôn đối trọng với insulin. Tầm khoảng 4-6 tiếng sau khi bạn ăn xong thì lượng glucose trong máu sẽ bắt đầu giảm đi. Đây là nguyên nhân kích thích tụy sản xuất ra glucagon. Khi tụy tiết ra glucagon thì glucagon sẽ hạn chế insulin.

Tín hiệu gửi đi từ glucagon sẽ báo về gan và cơ để chuyển hóa glycogen thành đường glucose rồi giải phóng ngược lại glucose vào trong máu. Việc này sẽ giúp giữ cho lượng đường huyết của cơ thể bạn không xuống quá thấp.

Insulin và Glucose thế nào là bình thường?

Thường thì lượng đường huyết ở người không bị tiểu đường là:

Khi đang đói: 70 - 99 mg/dL

Sau khi ăn xong: 70 - 120mg/dL

Còn lượng đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường:

Trước khi ăn: 70 - 110-130mg/dL

Sau khi ăn khoảng 1-2 tiếng: <180mg/dL

Chỉ số của Insulin như thế nào?

Như chúng ta đã biết, Insulin là một hoocmôn thiết yếu của cơ thể được sản xuất ra từ các tế bào tuyến tụy với trách nhiệm chuyển đường từ trong máu vào các tế bào của cơ thể hoặc chuyển đường từ máu vào các cơ quan dự trữ để tạo ra năng lượng cho cơ thể khi cần.

Trong quá trình tiêu hóa, lượng thức ăn có chứa tinh bột sẽ được tiêu hóa và sau đó chuyển hóa thành đường glucose. Từ đó sẽ làm tăng lượng đường huyết. Khi lượng đường huyết tăng lên sẽ gửi tín hiệu đến tụy để sản xuất ra một lượng insulin vừa đủ giúp kiểm soát lượng đường huyết ổn định trong máu của cơ thể.

Lượng Insulin được sản xuất ra sẽ hạn chế glucagon. Hơn thế nữa, Insulin sẽ kích thích các tế bào trên khắp cơ thể lấy đường glucose trong dòng máu để sử dụng glucose như một nguồn cung cấp năng lượng khi cơ thể cần.

vicare.vn-insulin-va-glucose-the-nao-la-binh-thuong-body-2

Cách phòng tránh bệnh tiểu đường?

Khi ở mức bình thường thì glucose là nhiên liệu quý giá để tạo năng lượng cho tất cả các tế bào trong cơ thể con người. Nhưng ngược lại khi nồng độ tăng lên, glucose không vào được tế bào và từ đó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Lượng đường trong máu tăng cao sẽ làm giảm khả năng tiết insulin của các tế bào tuyến tụy. Để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể thì tuyến tụy sẽ phải làm việc ngày một nhiều hơn cho đến khi bị quá tải và hư hỏng.

Đường huyết cao cũng có thể là nguyên nhân làm cho mạch máu bị xơ cứng, còn được biết đến với tên gọi xơ vữa động mạch. Hầu hết các bộ phận trên cơ thể đều sẽ có khả năng bị tổn thương do đường huyết cao. Thậm chí khi mạch máu bị hư hỏng còn có thể dẫn đến một loạt vấn đề nghiêm trọng như:

  • Dẫn đến bệnh thận hoặc suy thận và cần phải tiến hành lọc máu nhân tạo

  • Nhồi máu não

  • Bị nhồi máu cơ tim

  • Làm suy giảm thị lực hoặc mù lòa

  • Làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng

  • Làm hư hỏng các dây thần kinh, còn được gọi là bệnh thần kinh đái tháo đường, gây ra triệu chứng ngứa, đau hoặc giảm cảm giác ở bàn chân và cẳng chân hay bàn tay.

  • Làm cho vết thương khó lành, gây nên viêm loét và phải cắt cụt chân.

Như vậy, Insulin và Glucose sẽ giúp đánh giá được chỉ số đường huyết của bạn và giúp bạn chẩn đoán được bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay không. ViCare khuyên bạn nên đi làm các xét nghiệm cần thiết để nhận biết được lượng đường trong cơ thể.

Xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường tại Antamed

Xét nghiệm tại nhà Antamed

Xét nghiệm tại nhà Antamed đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mình có khả năng bị đái tháo đường, bởi: Antamed là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Antamed cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Có dấu đỏ của bệnh viện
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

vicare.vn-insulin-va-glucose-the-nao-la-binh-thuong-body-3

Chi phí xét nghiệm:

  • Giá gói xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường của Antamed đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 714,000 đồng
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý: 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm: