Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên

Mẹ bầu nào cũng cần nằm lòng những điều đại kỵ này để tránh con chào đời sớm hơn dự tính

2/20/2021 9:45:29 AM     42    

Thường thì thai phụ khoẻ mạnh, sức khoẻ bình thường sẽ sinh em bé vào tuần thứ 40 của thai kỳ, thời gian sinh thực tế so với thời gian sinh dự kiến có thể sớm hơn hoặc chậm hơn một vài ngày tuy nhiên nếu bạn sinh em bé trước khi được 37 tuần tuổi (tính theo ngày đầu kỳ kinh gần nhất) thì được gọi là sinh non.

Do rời lòng mẹ với thể trạng yếu ớt, trẻ sinh non rất khó tồn tại hoặc tồn tại khó khăn, với nguy cơ di chứng về tinh thần và thể chất. Các thống kê cho thấy 20% trẻ sinh non tử vong trong năm đầu đời. Tại Mỹ, cứ 3 trẻ sơ sinh tử vong thì 2 trong số đó là do sinh non.

vicare.vn-me-bau-nao-cung-can-nam-long-nhung-dieu-dai-ky-nay-de-tranh-con-chao-doi-som-hon-du-tinh-body-1

Do phổi chưa đủ trưởng thành nên trẻ sinh non có nguy mắc các bệnh hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản. Đây cũng là đối tượng dễ bị các khuyết tật bẩm sinh như mù, câm, điếc. Trẻ sinh non cũng rất khó nuôi, thường nhẹ cân, chậm lớn, cha mẹ phải mất nhiều công sức chăm sóc với một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để trẻ phát triển kịp như khi trong bào thai.

Những cơn gò cứng bụng là hiện tượng khá phổ biến khi mang thai, hiện tượng này thường xảy ra từ cuối quý 2 đến quý 3 thai kỳ nhưng cũng có mẹ sẽ cảm nhận được rất sớm ngay từ tuần 12 trở đi. Gò bụng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng mẹ phải nhớ, khi thấy cơn gò bụng thì "đừng dại" làm những việc dưới đây nếu không muốn sinh non.

Mẹ bầu chạm vào bụng khi thấy cơn gò

Khi cơn gò xuất hiện nghĩa là tử cung đang co bóp và "tập" cho lần sinh thật. Nếu lúc này mà mẹ lấy tay xoa bụng sẽ kích thích các cơn gò mạnh hơn, vô tình khiến em bé bị đẩy xuống gần cổ tử cung và gây ra sinh non.

Làm chuyện vợ chồng khi có cơn gò

Theo các chuyên gia, nếu mẹ bầu khỏe mạnh thì làm chuyện ấy trong 3 tháng cuối thai kỳ là hoàn toàn an toàn. Tuy nhiên, nếu trong khi "lâm trận" mà thấy cơn gò thì mẹ nên lập tức dừng lại. Vì cơn gò đã tăng sức nén lên thành tử cung mà còn cộng thêm lực khi làm "chuyện ấy" nữa thì nguy cơ bé ra đời sớm là rất cao.

vicare.vn-me-bau-nao-cung-can-nam-long-nhung-dieu-dai-ky-nay-de-tranh-con-chao-doi-som-hon-du-tinh-body-2

Nhịn tiểu

Mẹ bầu lưu ý khi cảm thấy bụng gò cứng mà lại buồn tiểu thì nên đi tiểu ngay. Nhịn tiểu sẽ khiến bàng quang bị căng, lấn diện tích sang tử cung khiến cơn gò kéo dài hơn.

Ngoài ra, còn có những thông tin khác liên quan đến cơn gò, rất quan trọng như:

- Nếu cơn gò kèm theo đau nhức ở chân, đó có thể là triệu chứng suy tĩnh mạch không hiếm gặp ở bà bầu.

- Nếu cơn gò kèm theo chứng đau nửa đầu, có nguy cơ các mẹ bị hội chứng tiền sản giật.

- Nếu cơn gò đi kèm đau thắt ngực, gây khó thở, có thể là một dấu hiệu của bệnh tim.

Hầu hết các cơn gò tử cung là hoàn toàn bình thường, không gây nguy hiểm cho bà bầu và sẽ hết trong vài phút. Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp cơn gò đi cùng các dấu hiệu lạ như đau tức ngực, khó thở, đau chân, đau đầu, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra.

Nghiên cứu của các chuyên gia khoa sản cho hay, có rất nhiều nguyên nhân khiến bụng bầu co cứng trong đó cảm xúc của mẹ bầu là nguyên nhân chính. Mẹ buồn rầu, căng thẳng hay hạnh phúc đột ngột cũng khiến thai nhi gò cứng bụng. Nếu chỉ nhận thấy những cơn gò nhẹ, không đi kèm với những triệu chứng nguy hiểm như chảy máu âm đạo, đau lưng, chuột rút... thì mẹ đừng quá lo lắng nhé.

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi

Xét nghiệm tại nhà Antamed

Xét nghiệm tại nhà Antamed đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Antamed là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Antamed cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

vicare.vn-me-bau-nao-cung-can-nam-long-nhung-dieu-dai-ky-nay-de-tranh-con-chao-doi-som-hon-du-tinh-body-3

Hiện Antamed cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gòi xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc đúng thời điểm để kịp thời nắm bắt tình trạng sức khỏe, giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Xem thêm: