Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên

Thai phụ bị viêm mũi dị ứng có được dùng thuốc kháng sinh không?

2/20/2021 9:45:29 AM     39    

Khi mang thai thường sẽ có sung huyết và phù nề niêm mạc mũi, gần 1/3 mẹ bầu có các triệu chứng nghẹt mũi khi mang bầu và hiện tượng này gọi là viêm mũi thai kỳ. Bệnh không có dấu hiệu khác của nhiễm trùng đường hô hấp và nguyên nhân gây dị ứng không rõ ràng. Bệnh nhân thường nghẹt mũi liên tục, có dịch mũi lỏng và dẫn đến việc thở bằng miệng vào ban đêm và sẽ bị ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ. Sinh lý của viêm mũi thai kỳ chưa được tìm hiểu rõ, một số ý kiến cho rằng đó là do sự thay đổi nồng độ estrogen và /hoặc progesterone nhưng chưa chắc chắn

Trên thực tế, cả viêm mũi dị ứng và viêm mũi thai kỳ không làm ảnh hưởng gì đến thai nhi nhưng nếu như không kiểm soát nhanh chóng thì bệnh sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến dinh dưỡng thai kỳ, giấc ngủ hoặc tâm trạng. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, thai phụ bị viêm mũi dị ứng không kiểm soát được có thể chính là nguyên nhân gây hiện tượng ngáy ngủ, tăng nguy cơ bị tăng huyết áp thai kỳ, bị tiền sản giật và thai nhi chậm phát triển trong tử cung. Không những thế, thai phụ còn có thể bị hen suyễn đi hèm và dẫn đến viêm xoang trong quá trình mang thai.

vicare.vn-thai-phu-bi-viem-mui-di-ung-co-duoc-dung-thuoc-khang-sinh-khong-body-1

Thai phụ bị viêm mũi dị ứng có được dùng thuốc kháng sinh?

Hầu hết các chị em đều thắc mắc thai phụ bị viêm mũi dị ứng có được dùng thuốc kháng sinh đi hay không? Bởi vì thuốc kháng sinh sẽ không tốt cho sức khỏe của thai nhi. Thường, thai phụ sẽ được bác sĩ kê cho những loại thuốc như sau:

Glucocorticoid dạng xịt mũi

Đây là loại thuốc có hiệu quả cao đối với bệnh viêm mũi dị ứng và được cho là thích hợp để sử dụng trong thai kỳ. Khi sử dụng dạng, này, thai phụ nên sử dụng liều thấp nhất mà vẫn hiệu quả. Thực tế thì không có sự khác biệt lớn về hiệu quả của thuốc hoặc tính an toàn giữa các dạng bào chế glucocorticoid dùng đường mũi. Do đó, nếu một bệnh nhân đã sử dụng bất kỳ một chế phẩm glucocorticoid đường mũi nào và được kiểm soát tốt thì việc tiếp tục sử dụng chế phẩm đó trong thai kỳ là điều hợp lý.

Thuốc kháng histamin

Loại thuốc kháng histamin đường uống sẽ có ít hiệu quả hơn để làm giảm hiện tượng nghẹt mũi và chảy nước mũi trong điều trị viêm mũi dị ứng so với glucocorticoid đường mũi. Theo nghiên cứu, hầu hết phụ nữ mang thai có nhu cầu dùng thuốc kháng histamin sẽ thích hợp nhất với thế hệ hai như: loratadin, mizolastin, acrivastin, cetirizin và terfenadin... bởi vì các loại thuốc này ít có tác dụng an thần và ít có tác dụng phụ cholinergic hơn so với thế hệ một (chlopheniramin, alimemazin, promethazin). Trong đó, loratadin và cetirizin được coi là lựa chọn đầu tay trong suốt thời kỳ.

Loại thuốc xịt mũi kháng histamin

Trên thực tế, chưa có dữ liệu về tính an toàn trên người của chất azelastine hoặc olopatadine dạng xịt, mặc dù khi tiến hành nghiên cứu trên động vật cho thấy nó an toàn. Vậy nên, tránh không để gặp phải những hệ quả không mong muốn, các thai phai phụ bị viêm mũi dị ứng không nên dùng loại thuốc này nếu không có chỉ định từ bác sĩ.

vicare.vn-thai-phu-bi-viem-mui-di-ung-co-duoc-dung-thuoc-khang-sinh-khong-body-2

Loại thuốc co mạch làm thông mũi, giảm sung huyết

Trong đó, thuốc co mạch dùng tại chỗ có thể được sử dụng trong thời gian ngắn, làm giảm tạm thời tình trạng nghẹt mũi nặng. Thế nhưng, bệnh nhân cần được cảnh báo về sự phụ thuộc vào thuốc nếu như kéo dài. Loại thuốc co mạch, thông mũi đường uống thì tránh dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ do nó ẩn chứa một số nguy cơ không chắc chắn về dị tật bẩm sinh hiếm gặp, đó là hở thành bụng.

Ngoài ra còn có loại thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi kết hợp với nhau. Thai phụ bị viêm mũi dị ứng có triệu chứng bị nghẹt mũi đáng kể thường cho thấy đã giảm nhiều hơn khi chỉ dùng một số thuốc kháng histamin. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng, phụ nữ khi mang bầu cần hết sức cẩn trọng trong việc dùng thuốc khi bị viêm mũi dị ứng, nhất là thuốc kháng sinh. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bởi nó có thể an toàn với người này nhưng nguy hiểm với người khác. Cần phải tới khám bác sĩ và dùng thuốc theo chỉ định để tránh những biến chứng sau này.

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi

Xét nghiệm tại nhà Antamed

Xét nghiệm tại nhà Antamed đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Antamed là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Antamed cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

vicare.vn-thai-phu-bi-viem-mui-di-ung-co-duoc-dung-thuoc-khang-sinh-khong-body-3

Hiện Antamed cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gòi xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm: