Tăng giường, tăng giờ..., khám và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết
Tại BV Thanh Nhàn, mỗi ngày có khoảng 300 trường hợp đến khám do SXH. BS. Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Giám đốc BV cho biết, hiện BV đang điều trị cho 520 bệnh nhân SXH nội trú. BV tăng gấp đôi số giường bệnh vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu điều trị. Để giải quyết tình trạng bệnh nhân SXH tăng đột biến, tại 3 khoa của BV đã phải dồn phòng của nhân viên y tế, kê thêm giường bệnh, tăng cường bác sĩ trực. Như tại Khoa Cấp cứu, trước đây một kíp trực chỉ 3 bác sĩ trực nay tăng lên 5; BV triển khai thêm đơn vị điều trị SXH ban ngày theo dõi những bệnh nhân nhẹ.
Tại BV Bệnh Nhiệt đới TW, PGS.TS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV cho biết, số lượng bệnh nhân SXH đến khám vẫn duy trì ở mức trên dưới 600 ca/ngày, tăng gấp 4-5 lần so với cùng kỳ năm 2016, số nhập viện không đến 10%. Do đó, các bác sĩ của BV phải căng ra làm việc, trực chiến liên tục, đi làm cả thứ 7, chủ nhật, làm sớm giờ, chuyển bệnh nhân truyền nhiễm sang cơ sở 2, dành cơ sở 1 ở Phương Mai cho bệnh nhân SXH... nhưng vẫn không đáp ứng đủ do số lượng bệnh nhân đến khám quá đông.
Tại BV Bạch Mai, trước sự gia tăng của bệnh nhân SXH đến khám tại Khoa Truyền nhiễm, khiến khoa này luôn trong tình trạng đông bệnh nhân. Lãnh đạo BV Bạch Mai đã chỉ đạo các đơn vị/khoa/phòng dành mọi sự hỗ trợ về thuốc, dịch, nhân lực, vật lực để Khoa Truyền nhiễm - là nơi chuyên điều trị các bệnh nhân SXH được hoạt động tốt nhất. Theo đó, phương án dành một cơ số buồng bệnh để luân chuyển bệnh nhân từ Khoa Truyền nhiễm về Khoa Da liễu điều trị khi quá tải đã được BV đưa ra. Đồng thời, lãnh đạo BV cũng yêu cầu các chuyên khoa cần chủ động giải quyết các tình trạng nhiễm trùng tại chỗ để giảm tải cho Khoa Truyền nhiễm tập trung tiếp nhận, cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân SXH...
TS. Lương Thị Thu Hiền, Trưởng khoa Nội Nhi tổng hợp, BV E cho biết, lượng bệnh nhi bị SXH đang gia tăng, có đêm Khoa Cấp cứu tiếp nhân 6 trẻ bị SXH. Hiện tại Khoa Nhi có 18/42 bệnh nhi đang điều trị SXH với nhiều bệnh nhân có biến chứng nặng. Hiện khoa có 40 giường bệnh điều trị với đầy đủ các trang thiết bị cấp cứu hiện đại như máy thở, ôxy và khí nén áp lực, các máy theo dõi monitoring, bơm tiêm điện, máy truyền dịch, siêu âm, điện tâm đồ... để phục vụ việc chăm sóc, khám và điều trị bệnh cho bệnh nhi.
SXH tăng mạnh: Thủ đô lập các đội xung kích diệt bọ gậy
Tại Hà Nội, số ca mắc SXH trong những tuần gần đây tăng nhanh, 1.200-1.600 ca; đặc biệt có tuần vọt lên 2.000 ca. Số mắc tập trung chủ yếu ở một số quận nội thành như Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Cầu Giấy, Ba Đình và huyện Thanh Trì... Trước tình hình dịch SXH đang gia tăng ở Thủ đô, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu UBND quận, huyện, thị xã thành lập các đội xung kích diệt bọ gậy nhằm giảm nhanh mật độ muỗi và bọ gậy truyền bệnh. Mỗi đội gồm 2-3 người; gồm thành viên từ các tổ chức đoàn thể như thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, dân phòng...
Theo đó, mỗi đội phụ trách 30-50 hộ gia đình, khu công trường, cơ quan xí nghiệp, trường học, khu công cộng (vườn hoa, bãi đất trống, nghĩa trang, đình chùa...). Nhiệm vụ là kiểm tra, hướng dẫn cùng các gia đình, cơ quan... xử lý dụng cụ chứa nước, đồ vật chứa nước có khả năng là ổ bọ gậy; tuyên truyền nâng cao kiến thức của người dân; giám sát phát hiện bệnh nhân nghi SXH tại cộng đồng. Sở Y tế TP Hà Nội yêu cầu 7 ngày một lần các đội phải kiểm tra công tác diệt bọ gậy, đảm bảo 100% hộ gia đình, cơ quan được xử lý các nguồn có thể gây bệnh.
Từ đầu năm đến nay, cả nước có hơn 71 nghìn trường hợp mắc SXH, trong đó có hơn 60 nghìn trường hợp nhập viện, 19 người chết. So cùng kỳ năm 2016, số trường hợp nhập viện tăng 24,8%; số người chết tăng ba người. Số người mắc vẫn tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền nam (chiếm 59%). Tại khu vực phía bắc, số trường hợp mắc tăng cao tại TP Hà Nội (chiếm 73,7% của khu vực phía bắc)... Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh SXH, Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm túc Công điện của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống SXH; thực hiện đầy đủ các nội dung khuyến cáo về phòng, chống dịch bệnh SXH, mà các cơ quan chuyên môn đã đưa ra...
Xét nghiệm sốt xuất huyết tại Antamed
Để không phải xếp hàng chờ đợi, tránh lây nhiễm bệnh khi đến viện do dịch bệnh bùng phát, Xét nghiệm tại nhà Antamed đã cho ra đời Gói xét nghiệm sốt xuất huyết với những ưu điểm:
Minh bạch tuyệt đối
Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch, không ẩn phí, phụ thu.
Chuyên môn hàng đầu
100% mẫu được xử lí tại phòng lab của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương - địa chỉ uy tín hàng đầu cả nước trong phát hiện, điều trị bệnh truyền nhiễm.
Dịch vụ tiện lợi
- Tiết kiệm tới 50% thời gian lấy mẫu và trả kết quả;
- Khách hàng được quyết định thời gian và địa điểm từ khâu lấy mẫu đến khâu trả kết quả;
- Kết quả của bệnh viện trung ương tuyến đầu, được sử dụng liên thông ở tất cả viện công trên cả nước;
- Tư vấn mọi vấn đề sức khỏe và biện luận kết quả kịp thời, chu đáo với đội ngũ bác sĩ chuyên môn;
- Bảo mật thông tin khách hàng và bệnh án qua số điện thoại cá nhân cùng mã code riêng biệt.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024) 73049779 / 0984.999.501
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Sốt xuất huyết hoành hành do hiểu nhầm tai hại về... muỗi!
- Xử trí thế nào khi trẻ có dấu hiệu sốt xuất huyết?