Ùn ùn nhập viện vì sốt xuất huyết
Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, mỗi ngày có khoảng 300 trường hợp đến khám SXH, trong đó nhập viện điều trị tới 500 ca. Bệnh viện tăng gấp đôi số giường bệnh vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu điều trị. Tình trạng này cũng xảy ra tại các bệnh viện khác tại tuyến Trung ương khi bệnh nhân nhập viện vì SXH vẫn tiếp tục gia tăng.
Ghi nhận của phóng viên ngày 4/8 tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện rất đông người tới khám, ngồi la liệt ở cả bậc thềm lối vào sảnh chính bệnh viện. Bệnh viện phải dành năm phòng khám riêng chuyên khám SXH, thay đổi thời gian làm việc của bệnh viện đẩy sớm lên từ 7 giờ sáng kéo dài đến 17 giờ chiều; tổ chức cán bộ viên chức đi làm cả thứ Bảy, Chủ nhật; huy động toàn bộ lực lượng phòng khám dịch bệnh, không được nghỉ phép... để tập trung phòng chống dịch.
Cụ thể tại Khoa Nhi của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, mỗi ngày có khoảng 20 trẻ đến khám vì SXH, trong số đó có 7- 8 ca phải nhập viện, những ca nhẹ hơn được chuyển xuống tuyến dưới. Hiện, ở đây có 20 bệnh nhi nằm điều trị, 4 - 5 ca nặng. Còn Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông mỗi ngày tiếp nhận 20- 25 bệnh nhi.
Tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày trung bình khám cho khoảng 20-30 ca SXH, có hôm lên tới 50 ca SXH, số ca SXH phải nhập viện khoảng 2-3 ca. Bác sỹ Nguyễn Thành Nam, quyền Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai thông tin, các ca mắc SXH nhập viện chủ yếu do sốt cao liên tục, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt paracetamol.
“Cũng có nhiều trường hợp vào đây, chúng tôi nhận thấy bố mẹ không biết cách tự điều trị cho con, liên tục sử dụng thuốc hạ sốt phối hợp như Ibrufen, Topshop. Những thuốc hạ sốt này sẽ gây nguy hiểm cho các cháu bé vì nó sẽ gây ra tình trạng xuất huyết”, bác sỹ Nam cho hay.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, ông Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết, so với cùng kỳ năm ngoái, năm nay, số trẻ đến khám SXH tăng cao gần 10 lần, với 185 trẻ, trong đó hiện có 28 bệnh nhi điều trị nội trú. Đáng chú ý, 5 bệnh nhi trong số này có dấu hiệu cảnh báo vì đã bị biến chứng.
Theo các chuyên gia y tế SXH là một bệnh rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ tuy nhiên, biểu hiện bệnh lại không rõ ràng khiến nhiều bậc cha mẹ dễ dàng bỏ qua. Bác sỹ Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho rằng, SXH sẽ nguy hiểm trên cơ địa là trẻ em do hệ miễn dịch kém. Vì vậy, các bậc phụ huynh phải theo dõi sát sao con em mình khi có dấu hiệu tăng nhiệt độ cơ thể để nhận biết đúng bệnh và điều trị kịp thời.
"Khi trẻ mắc SXH nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, trụy tim mạch, hôn mê dẫn đến tử vong. Thực tế, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho rất nhiều bệnh nhi do phát hiện muộn, gia đình tự điều trị nhưng không khỏi, đến khi đến cấp cứu thì bệnh đã ở giai đoạn nặng", bác sỹ Lâm cảnh báo.
Không chỉ có trẻ em mắc bệnh tăng mà số lượng thai phụ mắc SXH cũng tăng. Bác sỹ Đỗ Duy Cường, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cho biết khoảng 15-20% bệnh nhân mắc SXH đang điều trị tại Khoa là phụ nữ có thai.
Theo bác sỹ Cường do diễn biến SXH trên phụ nữ có thai rất khó lường, do vậy bác sỹ Cường khuyến cáo phụ nữ có thai mắc SXH nên nhập viện điều trị Bởi khi nhập viện bệnh nhân sẽ được theo dõi công thức máu, đông máu, chức năng gan, thận,.. cũng như tình trạng của thai nhi hàng ngày để xem có dấu hiệu: dọa sảy hay sảy thai, đẻ non (đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ) hoặc rong kinh, rong huyết hay không. Một số trường hợp thai phụ ở giai đoạn cuối có dấu hiệu chuyển dạ, SXH dễ làm chảy máu cùng với đó là chảy máu trong lúc sinh nở sẽ dễ khởi động quá trình rối loạn đông máu, dẫn đến sốc mất máu, nguy hiểm tính mạng cho mẹ và thai nhi.
Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ đang mang thai cần cố gắng phòng tránh mắc bệnh SXH, để làm được điều đó nên mặc quần áo dài, chân đi tất, ngủ màn tuyệt đối, thoa kem để tránh muỗi đốt, dùng hương muỗi, bình xịt muỗi,... để đuổi và diệt muỗi. Các vật dụng đựng nước sạch dùng trong sinh hoạt nên được che đậy tránh muỗi đẻ trứng và nên thay nước hàng tuần để diệt lăng quăng. Không để nước đọng ở các nơi như lốp xe hỏng, vỏ dừa, chai lọ, ao tù, cống rãnh. Nên tích cực tham gia và vận động mọi người cùng tham gia vệ sinh môi trường ở nơi mình đang sinh sống để góp phần phòng tránh SXH cho phụ nữ có thai.
Xét nghiệm sốt xuất huyết tại Antamed
Để không phải xếp hàng chờ đợi, tránh lây nhiễm bệnh khi đến viện do dịch bệnh bùng phát, Xét nghiệm tại nhà Antamed đã cho ra đời Gói xét nghiệm sốt xuất huyết với những ưu điểm:
Minh bạch tuyệt đối
Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch, không ẩn phí, phụ thu.
Chuyên môn hàng đầu
100% mẫu được xử lí tại phòng lab của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương - địa chỉ uy tín hàng đầu cả nước trong phát hiện, điều trị bệnh truyền nhiễm.
Dịch vụ tiện lợi
- Tiết kiệm tới 50% thời gian lấy mẫu và trả kết quả;
- Khách hàng được quyết định thời gian và địa điểm từ khâu lấy mẫu đến khâu trả kết quả;
- Kết quả của bệnh viện trung ương tuyến đầu, được sử dụng liên thông ở tất cả viện công trên cả nước;
- Tư vấn mọi vấn đề sức khỏe và biện luận kết quả kịp thời, chu đáo với đội ngũ bác sĩ chuyên môn;
- Bảo mật thông tin khách hàng và bệnh án qua số điện thoại cá nhân cùng mã code riêng biệt.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024) 73049779 / 0984.999.501
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm: