Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên

Mẹ bầu cần làm gì để dự phòng băng huyết sau sinh

2/20/2021 9:45:29 AM     252    

Băng huyết sau sinh là 1 trong 5 tai biến mà sản phụ khoa thường gặp, và cứ trong 100 ca sinh nở thì có 2 – 5 trường hợp bị băng huyết sau sinh. Đây không những là một tai biến đáng sợ đối với các sản phụ mà còn với cả các bác sĩ sản khoa. Băng huyết sau sinh là tình trạng mất quá nhiều máu ngay sau khi sinh con hoặc trong vài tuần đầu tiên sau sinh.

Cách đây nhiều năm, hễ cứ nghe thai phụ nào bị “băng huyết” thì dường như là đối mặt với án tử 99%. Ngày nay, tuy băng huyết không thể làm thai phụ chết dễ dàng như trước nhưng vẫn có những yếu tố khiến nó trở nên nguy hiểm. Tỉ lệ tử vong khi băng huyết vào thời hiện đại này vẫn lên tới con số 40%.

Dựa vào hiện tượng về máu sau khi bé được sinh ra, nếu thấy máu chảy từ âm đạo có các dấu hiệu này thì thai phụ và các bác sĩ chuyên khoa phải nghĩ ngay tới việc thai phụ đang bị băng huyết:

- Lượng máu chảy ra ngoài nhiều hơn bình thường và máu đỏ tươi hoặc đỏ bầm. Đồng thời đi kèm với hiện tượng nguy hiểm là mạch nhanh đột ngột, tụt huyết áp, tay chân lạnh, vã mồ hôi.

- Có hiện tượng máu chảy ứ trong buồng tử cung, đáy tử cung bị nâng lên lên cao dần, tử cung càng lúc càng nở to ra theo bề ngang và mềm nhão.

- Không thấy xuất hiện khối cầu an toàn trên xương vệ mà bình thường có thể sờ được.

Một số trường hợp ra quá nhiều máu thì thai phụ bắt đầu bị shock. Mẹ bầu cần làm gì để dự phòng băng huyết sau sinh?
vicare.vn-me-bau-can-lam-gi-de-du-phong-bang-huyet-sau-sinh-body-1

Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh

Nguyên nhân gây ra tình trạng băng huyết sau sinh khá là nhiều, điển hình như do quá trình chuyển dạ kéo dài, mang song thai hoặc thai quá to, trước khi sinh thì thai phụ bị sốt, sót nhau, vỡ tử cung, tiền sản giật, vết thương đường sinh dục, tình trạng đông máu trong mổ lấy thai...

Thông thường, với nền y khoa phát triển ngày này, băng huyết sau sinh thường xảy ra ở những sản phụ đã có từ 3 con trở lên hoặc có bệnh lý bị tiền sản giật. Đặc biệt, nếu thai nhi quá “nặng đô” tầm 4 – 5kg thì đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng băng huyết. Khi sinh nở, do thai nhi quá to và nặng khiến tử cung giãn quá cỡ, nhão cơ và không co lại như bình thường, gây ra tình trạng không thể cầm máu.

Ngoài ra, nếu sản phụ đã trải qua nhiều cuộc nạo phá thai nhiều lần, điều này khiến lớp niêm mạc tử cung bị tổn thương cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng băng huyết.

vicare.vn-me-bau-can-lam-gi-de-du-phong-bang-huyet-sau-sinh-body-2

Cách phòng chống băng huyết sau sinh

Để giảm được nguy cơ bị băng huyết và hạ thấp tỉ lệ tử vong nếu xảy ra trường hợp băng huyết sau sinh, các mẹ bầu cần được trang bị những kiến thức dự phòng băng huyết trước khi nó xảy ra.

Để giúp mẹ bầu cần làm gì để dự phòng băng huyết sau sinh, có một số nguyên tắc dự phòng luôn phải nhớ bao gồm:

- Tránh tuyệt đối trường hợp chuyển dạ kéo dài.

- Phòng ngừa nhiễm trùng nước ối do sử dụng thuốc kháng sinh.

- Nếu sử dụng các loại thuốc tê, mê, giảm đau trong chuyển dạ thì phải cần thận và phải được theo dõi liên tục.

- Nếu có hiện tượng rối loạn đông máu thì cần có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ.

- Không thực hiện các thủ thuật giúp sinh con dễ dàng hơn nếu không có chỉ định rõ ràng của bác sĩ chuyên khoa. Khi đã đủ điền kiện để thực hiện những thủ thuật sinh nở, bác sĩ phải bảo đảm các hoạt động được tiến hành cách nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật.

- Nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và cách xử trí kịp thời các trường hợp có cơn gò cường tính, cơn gò yếu... Một khi thấy không thuận lợi và không xử lý ổn thỏa thì nên mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

- Tư vấn cho các bà mẹ phương pháp thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, giúp các bà mẹ có thể hồi phục sức khỏe trong thời gian tốt nhất với cách biện pháp đặt vòng sau sinh, uống thuốc tránh thai dành cho con bú.

- Khi có thai thì nhất nhất cần được khám thai định kỳ để được bác sĩ tư vấn và trình bày về những vấn đề cần được lưu ý.

- Xử trí sau sinh tích cực. Nhau còn sót lại trong tử cung cần phải được lấy ra hết.

- Kiểm tra độ nhạy cảm và độ an toàn ở đường sinh dục tại những vết rách, vết sẹo (nếu có) ở tử cung của sản phụ.

- Trong thời gian mang thai, thai phụ hãy ăn uống và bổ sung thật nhiều chất sắt (có tác dụng bồi bồ máu cho cơ thể) và axit folic (có tác dụng giúp chuyển dạ nhanh chóng và trơn tru) trong suốt thai kỳ.

Thông qua bài viết này, ViCare chắc chắn rằng các mẹ bầu cần làm gì để dự phòng băng huyết sau sinh đã nắm rõ hết thảy các phương pháp chống lại hiện tượng băng huyết rồi. Chúc mẹ bầu được mẹ tròn con vuông.

Xem thêm: