Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên

Tập thói quen rửa tay cho bé để phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng đường ruột

2/20/2021 9:45:29 AM     95    

Trẻ nhỏ thường dễ nhiễm trùng đường ruột vì thường xuyên tiếp xúc với những đồ vật có chứa vi khuẩn như tiếp xúc với đồ chơi, các loài động vật, gia súc và gia cầm,...

Sau khi chơi đùa trẻ thường không rửa tay trước khi ăn hoặc thường để vào miệng dẫn tới bị nhiễm trùng về đường ruột.

Triệu chứng của nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em

Thời kỳ lây truyền sẽ kéo dài suốt giai đoạn bị nhiễm khuẩn, thông thường từ vài ngày tới vài tuần. Nhiễm trùng đường ruột cấp tính với các đặc điểm điển hình như bị đau bụng, tiêu chảy, sốt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn.

Thời kỳ ủ bệnh thường từ 2 – 5 ngày, cũng có thể là 1 – 10 ngày tùy vào từng thể trạng của cơ thể trẻ. Khi nhiễm khuẩn, trẻ sẽ đi đại tiện phân lỏng, cũng có thể lẫn với chất nhày và có bạch cầu. Người không được điều trị kháng sinh sẽ có thể đào thải được vi khuẩn ra ngoài trong vòng từ 2 - 7 ngày.

vicare.vn-tap-thoi-quen-rua-tay-cho-be-de-phong-tranh-nguy-co-nhiem-trung-duong-ruot-body-1

Cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột tới bác sĩ khi nào?

Với những trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nhẹ, các mẹ có thể điều trị cho con tại nhà bằng cách cho uống bù nước, nước trái cây pha loãng, dung dịch oresol, nước cháo muối; ăn uống theo nhu cầu bình thường.

Tuy nhiên, mẹ cần cho bé đi khám bác sĩ khi có những dấu hiệu bất thường hay bệnh nặng hơn như:

  • Trẻ bị tiêu chảy kèm theo sốt, phân có nhày lẫn máu,

  • Trẻ lừ đừ, tay chân lạnh, vã mồ hôi, bỏ bú, không ăn uống được, nôn mửa nhiều,

  • Tiêu chảy nhiều lần (5 tới 6 lần/giờ), phân toàn nước màu đục, không tiểu tiện hoặc ít đi tiểu...

Nếu không cho trẻ đi khám sức khỏe sớm tại các cơ sở y tế uy tín sẽ dẫn tới nguy hiểm đến tính mạng.

Phòng bệnh nhiễm khuẩn đường ruột bằng cách tập thói quen rửa tay cho trẻ

Thời điểm cần rửa tay cho trẻ

Ba mẹ nên nhắc nhở bé thường xuyên rửa tay để tránh nhiễm trùng đường ruột, thời điểm bé cần rửa tay là:

  • Sau khi đi vệ sinh

  • Trước khi ăn hoặc chạm vào thức ăn

  • Sau khi ho, hắt hơi, sổ mũi

  • Sau khi chơi với đồ chơi, cát đất

  • Sau khi ôm vật nuôi hoặc các động vật khác

  • Trước và sau khi bé đi thăm người thân bị bệnh, tới những nơi đông người

Rửa tay đúng cách với 8 bước

  • Bước 1: Trẻ làm ướt 2 bàn tay với nước sạch, cho xà bông vào trong lòng bàn tay, xoa hai lòng bàn tay với nhau để tạo bọt.

  • Bước 2: Xoa các kẽ trong của 2 bàn tay.

  • Bước 3: Úp một bên tay này lên mu tay kia, xoa nhẹ các kẽ ngoài bàn tay và làm ngược lại với tay bên còn lại.

  • Bước 4: Nắm, chà quanh ngón cái của từng bàn tay.

  • Bước 5: Xoa mặt ngoài của những ngón tay vào lòng bàn tay và đổi tay.

  • Bước 6: Chụm các đầu ngón tay và xoa vào lòng bàn tay, tiếp đó đổi tay.

  • Bước 7: Rửa các cổ tay.

  • Bước 8: Sau khi đã thực hiện các bước trên, mẹ hãy hướng dẫn các bé rửa sạch xà phòng dưới dòng nước chảy và lau lại bằng khăn khô sạch.

Để tạo được những thói quen rửa tay cho trẻ, các chị em cần giải thích rõ tác dụng của việc này cho con em. Ngoài ra các bậc cha mẹ cũng cần làm gương cũng như tạo sự thích thú cho bé khi rửa tay.

vicare.vn-tap-thoi-quen-rua-tay-cho-be-de-phong-tranh-nguy-co-nhiem-trung-duong-ruot-body-2

Ngoài ra để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng đường ruột cho trẻ nhỏ cha mẹ cần

  • Để phòng bệnh bằng việc cho con ăn chín, uống sôi. Đặc biệt nấu kĩ các thức ăn có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm,
  • Chỉ uống sữa đã được tiệt khuẩn, tránh thức ăn bị nhiễm khuẩn lại sau khi đã nấu chín,
  • Khi vật nuôi bị ốm bởi bất kì một nguyên nhân nào, các mẹ cũng không nên cho con ôm ấp hoặc gần gũi với chúng.
  • Nên thực hiện nghiêm yêu cầu rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh với xà phòng tiệt trùng cho trẻ,
  • Nếu con em bị nhiễm nhiễm trùng đường ruột, hãy đưa tới các cơ sở y tế để tránh bệnh nặng thêm hoặc các biến chứng. Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của thầy thuốc.

Xem thêm: