Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
Vậy trẻ sơ sinh bị mắc sốt xuất huyết có có nguy hiểm không, những dấu hiệu, triệu chứng như thế nào? Bài viết sau có thể giúp các mẹ có thể tìm ra đáp án cho một số câu hỏi liên quan đến vấn đề này.
Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Sốt xuyết huyết ở trẻ em gặp khá phổ biến ở những trẻ từ 4 đến 9 tuổi, tuy nhiên thời gian gần đây tình trạng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi đã xuất hiện tuy tỉ lệ không cao nhưng lại khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng, vì đây là độ tuổi nguy hiểm, dễ để lại di chứng nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời. Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết có các triệu chứng tương tự như các bệnh nhiễm khuẩn, các bệnh do virus khác gây nên, điều này khiến cho việc chuẩn đoán và xác định bệnh khá khó khăn, trong khi trong hỗ trợ điều trị bệnh, vấn đề thời gian luôn đóng vai trò quan trọng.
Triệu chứng của sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh là gì?
Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh dạng nhẹ như sau
Trẻ quấy khóc, bỏ bú.
Sốt thành đợt xảy ra đột ngột thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày, trẻ sốt trên 38 độ C.
Trẻ có cảm giác đau nhức cơ, mệt mỏi, mẹ có thể nhận biết khi thấy trẻ kém hoạt động, mệt mỏi, không thích đi lại chỉ muốn nằm.
Trẻ bị sốt nhưng không kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, tiêu chảy ho, đây là dấu hiệu để phân biệt trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết với các bệnh khác.
Đau đầu dữ dội, hạ sốt xong trẻ lại sốt lại.
Phát ban : đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất, tuy nhiên lại xuất hiện khá muộn thường sau khi trẻ sốt khoảng 3 ngày, các nốt ban đỏ như muỗi cắn xuất hiện trên da ở cánh tay, chân, lưng bụng, có thể xảy ra hiện tượng xuất huyết chân răng.
Ở thể nặng trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết thường kèm theo các triệu chứng như
Trẻ sốt cao trên 38 độ đột ngột
Đau đầu dữ dội nhất là vùng trán, đau nhãn cầu.
Đau bụng, buồn nôn, trẻ ra mồ hôi nhiều, chân tay lạnh toát.
Trẻ bị sốt xuất huyết nặng có thể xuất hiện tình trạng chảy máu cam, chảy máu chân răng, các chỗ tiêm bị thâm, trẻ đi ngoài ra máu.
Cách hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Hiện nay chưa có một loại thuốc nào đặc hỗ trợ điều trị để hỗ trợ điều trị bệnh sốt xuất huyết, các thuốc được chỉ định chỉ giúp hỗ trợ hỗ trợ điều trị các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh đi kèm. Tùy theo tình trạng bệnh của trẻ bác sĩ sẽ chỉ định trẻ hỗ trợ điều trị nội trú hay ngoại trú, trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi bị sốt xuất huyết thường có những diễn biến khó lường trước, dễ mắc phải các biến chứng nguy hiểm nên hầu hết đều được chỉ định hỗ trợ điều trị nội trú, những trường hợp hỗ trợ điều trị tại nhà thường không kèm theo sốc.
Khi hỗ trợ điều trị và chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết nên lưu ý một số điểm sau:
Cho trẻ bú bình thường, tốt nhất nên cho trẻ bú nhiều lần 1 ngày, mỗi lần một ít.
Cho trẻ uống nhiều nước, nếu có dấu hiệu mất nước nên bù nước cho trẻ bằng nước hoa quả, nước điện giải pha theo tỉ lệ như hướng dẫn.
Khi trẻ sốt cao hơn 38 độ C cho trẻ uống paracetamol theo chỉ định của bác sĩ, tốt nhất nên cho trẻ uống dạng siro, dạng sủi vì vừa dễ uống lại có tác dụng .
Trong hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết cho trẻ sơ sinh không sử dụng các thuốc kháng sinh như Ibufrophen, Aspirin gây nên xuát huyết nặng nhất là xuất huyết dạ dày.
Cho trẻ ăn thêm các thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa.
Khi có triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh, bé sẽ rất mệt mỏi, sức đề kháng giảm vì vậy việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng là vô cùng quan trọng.
Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn có màu đỏ, sẫm như máu, điều này sẽ gây khó khăn trong việc xác định xem trẻ có bị đi ngoài ra máu hay xuất huyết dạ dày hay không.
Cho trẻ mặc quần áo thoáng mỏng, để dễ dàng tỏa nhiệt ra bên ngoài.
Khi trẻ được chỉ định hỗ trợ điều trị tại nhà, các mẹ nên theo dõi thường xuyên tình trạng bệnh của trẻ để các hướng hỗ trợ điều trị thích hợp. nếu trẻ có các biểu hiện sau đây phải đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và hỗ trợ điều trị kịp thời:
Trẻ bị nôn, ói nhiều lần, liên tục, có lẫn máu hoặc màu sẫm, điều này là dấu hiệu trẻ bị xuất huyết dạ dày.
Trẻ bị sốt quá cao, ra mồ hôi liên túc, chân tay lạnh ngắt.
Trẻ sơ sịnh bỏ bú.
Trẻ bị sốt li bì, mệt mỏi.
Điều hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết cho trẻ sơ sinh bằng các bài thuốc dân gian
Bên cạnh những loại thuốc tây y hỗ trợ điều trị cho trẻ bị sốt xuất huyết, trong dân gian cũng có rất nhiều những bài thuốc được lưu truyền lại có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị khi thấy có triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh:
Cỏ mực 20g, thêm vào hoạt thạch 12g (giảm sốt, lợi tiểu), cùng với 6g cam thảo, cộng với mã đề 16g (lợi tiểu, giảm sốt), cho thêm vào 3 lát gừng tươi. Cho vào đun sôi cùng nước lạnh trong vòng 30 phút, ngày cho trẻ uống 3 lần tới khi hết sốt.
Lá cúc tần 12g, mã đề 16g (lợi tiểu), thêm vào 16g trắc bá diệp, sắn dây 20g (thanh nhiệt), cộng với rau má 16g, lá tre 16g (hạ sốt, làm mát), cỏ mực 16g (chống xuất huyết), 3 lát gừng tươi có tác dụng kích thích tiêu hóa, chống nôn, ôn vị, tất cả cho vào đun cùng với nước 600ml nước trong 30 phút, ngày uống 3 lần.
Cỏ mực 20g có tác dụng chỉ huyết, nhuận huyết, 12g sao vàng (giảm sốt, lợi tiểu, giải độc), bỏ thêm rễ cỏ tranh 20g giúp trẻ bị sốt xuất huyết lợi tiểu, hạ sốt, giải độc, kim ngân 12g (giải độc, thanh nhiệt ), sài đất 20g (thanh nhiệt, giải độc), hạ khô thảo bỏ vào 12g giúp lợi tiểu, hoạt huyết, thanh can hỏa, cũng như các bài thuốc trên cho thêm gừng tươi 3 lát giúp trẻ kích thích tiêu hóa, hoa hòe 10g. Đun cùng nước sôi trong 30 phút đến khi trẻ hết sốt.
Tuy ít gặp hơn ở người lớn nhưng trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết lại rất nguy hiểm, dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh khá giống thậm chí trùng lấp với các bệnh khác nên rất khó đoán chính xác thông qua trực quan, vì vậy khi trẻ sơ sinh có những dấu hiệu của bệnh, mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được xét nghiệm máu xác định chính xác và có hướng hỗ trợ điều trị thích hợp.
Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng chống sốt xuất huyết vì vậy biện pháp phòng tránh bệnh tốt nhất là vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, không để các ao tù, nước đọng, khu vực ẩm thấp để muỗi sinh sôi, phát triển, mắc màn khi đi ngủ để tránh bị muỗi bị muỗi đốt.
Xem thêm: