Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên

Mẹo điều trị vặn mình ở trẻ sơ sinh

2/20/2021 9:45:29 AM     119    

Đây sẽ là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường nếu trẻ chỉ vặn người, gồng mình và kèm theo đỏ mặt trong vài phút rồi tự biến mất. Thường thì hiện tượng này sẽ xuất hiện khi trẻ đã được khoảng 2-3 tháng tuổi nhưng cũng có lúc sớm hơn khoảng 10-15 ngày sau khi sinh. Tình trạng vặn mình ở trẻ sơ sinh sẽ có vấn đề nếu như nó kèm theo các dấu hiệu như:

- Trẻ khó ngủ hay ngủ ít cả ngày lẫn đêm (ngủ ít hơn 15 tiếng/ngày).

- Trẻ rất hay quấy khóc vào ban đêm.

- Đổ nhiều mồ hôi, trớ, hay nấc, rụng tóc hình vành khăn, và chậm lên cân trong 3 tháng đầu.

vicare.vn-meo-chua-van-minh-o-tre-so-sinh-body-1

2. Nguyên nhân dẫn đến vặn mình ở trẻ sơ sinh

  • Do trẻ đã bị thiếu vitamin D hoặc bị còi xương, lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
  • Trẻ vặn mình cũng có thể là do trẻ không được bú đủ, tã ướt, trời quá nóng hoặc quá lạnh,...
  • Mệt mỏi

Đây là mộ lý do thường gặp nhất, trẻ cảm thấy khó chịu hoặc mệt mỏi do các tác nhân bên ngoài nào đó; thường là do sau khi hoạt động thể chất mạnh, trẻ ăn quá no hoặc đói, đôi khi cũng là do mệt mỏi trong người.

  • Thể hiện cảm xúc

Trẻ sơ sinh vẫn chưa thể nói, và việc vặn mình là một cách để thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của trẻ; thường là thể hiện sự tức giận, thất vọng và đau đớn,...

Hoặc có thể là do không thích thức ăn hay đồ chơi, mặc quần áo quá chật chội hoặc bỉm tã bị ẩm ướt.

  • Do nôn trớ

Nôn trớ là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và khi các thức ăn bị trào ngược ra ngoài thì cần phải có sự tham gia của cơ bắp ở thực quản. Khi cơ bắp này phải co bóp, để đẩy thức ăn ra, trẻ sẽ vặn mình kết hợp với gập người lại.

  • Bị bệnh vàng da

Vàng da hay các bệnh về gan khác sẽ khiến cho việc sản xuất bilirubin quá mức. Nếu trong tình huống cực đoan, bilirubin có thể sẽ phá vỡ hàng rào máu-não, gây tổn thương não và gây ra co giật.

  • Do chứng ngưng thở tắc nghẽn

Khi ngủ, em bé sẽ vặn mình, sau đó bỗng giật mình rồi tỉnh dậy, khó thở và òa khóc. Đây là một dấu hiệu cho thấy có sự tắc nghẽn mãn tính ở đường hô hấp của trẻ. Ngưng thở khi ngủ thường hay xảy ra trong lúc ngủ sâu nhưng cũng nó xảy ra khi trẻ nằm ngủ ở trong trạng thái buồn ngủ. Với trường hợp này cần phải được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

  • Do thần kinh bị tổn thương

Thần kinh của trẻ có thể bị hư hỏng do áp lực lúc sinh đẻ, thường rơi vào những trẻ sinh non. Đôi khi cũng có thể do mọc răng, làm cho răng bị ê buốt, đau nhức mà còn làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh nối đến não, cuối cùng dẫn đến vặn mình. Ngoài ra, rối loạn thần kinh bẩm sinh cũng có thể gây ra hiện tượng vặn mình xảy ra thường xuyên ở trẻ sơ sinh.

  • Do chứng bại não

Bại não thường gây ra một loạt các rối loạn chuyển động cơ, do một phần hay một bộ phận nào đó ở não (có trách nhiệm điều khiển cơ bắp) bị tổn thương. Nếu như trẻ có vẻ không kiểm soát được cơ thể khi vặn mình hoặc có những phản xạ bất đối xứng thì đó là dấu hiệu của hiện tượng bại não. Hiện nay, vẫn không có cách điều trị bại não, nhưng vẫn có các phương pháp trị liệu về thể chất và tinh thần để giúp trẻ có được một cuộc sống như người bình thường.

vicare.vn-meo-chua-van-minh-o-tre-so-sinh-body-2

  • Tự kỷ

Đây là một hội chứng bẩm sinh di truyền, một dạng khuyết tật trí tuệ ở trẻ nhỏ. Nhưng không có nghĩa là đứa trẻ nhận thức sai, chỉ là chậm hơn so với trẻ bình thường và có những hành vi khác biệt. Một trong các dấu hiệu của chứng tự kỷ đó là ngủ cong lưng, vặn mình và đầu gập lại phía sau (không phải tất cả đứa trẻ tự kỷ nào cũng thế). Đa số, trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc phát triển các mối quan hệ xã hội và tự lập trong cuộc sống.

  • Hội chứng Asperger

Hội chứng này được xem là một phần của chứng rối loạn tự kỷ, nhưng lại ít nghiêm trọng hơn. Trẻ bị chứng Asperger cũng gặp khó khăn trong việc giao tiếp, hoặc giao tiếp không lời hoặc phi ngôn ngữ.

  • Động kinh

Đây là một trong những tình trạng khẩn cấp, trẻ cần phải được cấp cứu ngay lập tức. Trẻ sơ sinh lúc này đang phải trải qua các cơ co thắt rất đáng sợ và rất nghiêm trọng. Đó có thể là dấu hiệu mắc một bệnh thần kinh nào đó.

3. Các mẹo điều trị vặn mình ở trẻ sơ sinh

- Hầu hết đứa trẻ sơ sinh nào cũng đã từng vặn mình, đó là một cách đơn giản để trẻ có thể thư giãn các cơ bắp và khớp xương khi phải nằm một chỗ quá lâu. Tuy nhiên, khi hiện tượng kéo dài sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, cách tốt nhất là bổ sung canxi cho bé.

- Thường xuyên cho bé tắm nắng lúc sáng sớm để trẻ có thể hấp thu vitamin D. Vitamin D đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chuyển hóa canxi, giúp trẻ có thể dễ dàng hấp thụ được canxi hơn. Thực tế cho thấy, đã có rất nhiều bà mẹ Việt vẫn nuôi con theo quan niệm kiêng cữ của thời xưa như tránh nắng và tránh gió khi trẻ còn trong tháng. Việc kiêng cữ quá mức sẽ ảnh hưởng lớn tới sự hấp thụ canxi của trẻ nhỏ, dẫn tới trẻ trong tháng đều có các hiện tượng vặn mình, rướn mình, khóc đỏ au mắt và tím tái vì thiếu canxi.

Thời gian tắm nắng thường từ 10 - 15 phút. Mẹ cần phải cởi bớt quần áo trẻ để tắm, nên cởi từ từ, không nên cởi hết một lúc khiến cho cơ thể trẻ chưa quen có thể bị cảm nắng. Sau khi tắm nắng xong cần phải lấy khăn mềm lau sạch mồ hôi và cho trẻ ngồi ở nơi thoáng mát và mặc quần áo cotton rộng.

Xem thêm: