Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên

PLT thấp là dấu hiệu bệnh gì?

2/20/2021 9:45:29 AM     104    

Tiểu cầu không phải là tế bào hoàn chỉnh, nó là những mảnh vỡ của các tế bào chất từ những tế bào được tìm thấy ở bên trong tủy xương. Chính tiểu cầu sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm đông máu. Tiểu cầu sẽ có tuổi thọ trung bình từ 5 – 9 ngày và giá trị sẽ nằm trong ngưỡng từ 150.000 đến 400.000/cm3 (nó tương đương với 150 – 400 x 109/1 lít máu).

Nếu lượng tiểu cần quá thấp sẽ khiến cho cơ thể bị mất máu, khi số lượng tiểu cầu quá cao sẽ tạo ra sự hình thành cục máu đông, khiến cho mạch máu bị cản trở, từ đó dẫn tới bị đột quỵ, bị nghẽn mạch phổi, nhồi máu cơ tim...

Khi PLT thấp thì tiểu cầu sẽ không kết dính được, các cục máu đông sẽ không thể hình thành nên chúng ta sẽ không thể cầm máu khi bị chảy máu. Giảm tiểu cầu là tình trạng có thể mắc phải ở cả mức nhẹ đến nặng, phụ thuộc vào các nguyên nhân tiềm ẩn. Với một số bệnh nhân, các triệu chứng có thể bao gồm bị chảy máu nặng, thậm chí có thể nguy hiểm chết người nếu như không được điều trị kịp thời. Với một số bệnh nhân khác thì bệnh có thể sẽ không biểu hiện rõ triệu chứng gì.

Thường thì PLT thấp là hậu quả của một tình trạng bệnh lý, ví dụ như bệnh bạch cầu hoặc là do những tác dụng của một số loại thuốc. Việc tiến hành điều trị thường sẽ giải quyết các vấn đề gây ra tình trạng giảm tiểu cầu.

vicare.vn-plt-thap-la-dau-hieu-benh-gi-body-1

Triệu chứng nhận biết PLT thấp

Bệnh nhân có xuất hiện triệu chứng của tình trạng giảm tiểu cầu hay không thì còn phụ thuộc vào mức độ của người bệnh. Nếu bị giảm tiểu cầu dạng nhẹ, người bệnh có thể sẽ gặp những triệu chứng như:

- Xuất hiện các vết bầm tím màu đỏ, vết bầm màu tím hoặc nâu, còn được gọi là ban xuất huyết.

- Cơ thể phát ban với những đốm màu đỏ, hoặc màu nâu, đốm này còn được gọi là xuất huyết.

- Bị chảy máu mũi (còn gọi là chảy máu cam).

- Bị chảy máu lợi.

- Khó cầm máu khi bị chảy máu hoặc máu cứ chảy từ các vết thương lâu ngày.

- Với chị em phụ nữ thì PLT thấp còn khiến cho chu kỳ kinh nguyệt nặng hơn.

- Bị chảy máu từ trực tràng.

- Khi đi đại tiện, thấy có máu trong phân.

- Khi đi tiểu tiện thấy có máu trong nước tiểu.

Khi bị giảm tiểu cầu trong trường hợp nặng, người bệnh có thể bị chảy máu trong. Triệu chứng cụ thể gồm:

- Khi đi tiểu tiện thấy có máu trong nước tiểu.

- Khi đi đại tiện thấy có máu trong phân.

- Khi nôn sẽ thấy có máu hoặc có màu rất tối.

- Rất hiếm trường hợp khi bị giảm tiểu cầu có thể dẫn tới hiện tượng chảy máu trong não. Nếu khi bị giảm tiểu cầu mà người bệnh còn thấy đau đầu hoặc gặp vấn đề về thần kinh thì phải liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

vicare.vn-plt-thap-la-dau-hieu-benh-gi-body-2

Làm sao để điều trị được giảm tiểu cầu?

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà có những phương pháp điều trị giảm tiểu cầu khác nhau. Nếu như bị bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ tạm dừng điều trị cho bệnh nhân và tiến hành theo dõi. Các bác sĩ cũng sẽ đưa ra một số biện pháp để ngăn không cho tình trạng giảm tiểu cầu trở nên xấu đi. Bao gồm:

- Bệnh nhân nên tránh những môn thể thao tương tác.

- Tránh tham gia các hoạt động có nguy cơ gây chảy máu cao hoặc bị bầm tím.

- Hạn chế sử dụng rượu, bia.

- Ngưng sử dụng hoặc đổi các loại thuốc gây ảnh hưởng đến tiểu cầu như: aspirin và ibuprofen.

- Kết hợp truyền máu hoặc truyền tiểu cầu.

- Thay đổi các loại thuốc gây ra giảm tiểu cầu.

- Dùng steroid để điều trị.

- Dùng globuline miễn dịch để khắc phục.

- Sử dụng các loại thuốc để làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch.

- Tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ lá lách.

Như vậy, PLT thấp chính là dấu hiệu của bệnh giảm tiểu cầu và bệnh này có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Do đó, chúng ta cần phải lưu ý khi nhận thấy kết quả PLT sẽ thấp hơn so với mức bình thường và tới gặp bác sĩ để nhận được tư vấn về hiện trạng sức khỏe.

Xem thêm: