Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên

Tiêm ngừa uốn ván khi mang thai: Báo động đỏ!

2/20/2021 9:45:29 AM     99    

Tiêm ngừa là một phương pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh tật được dùng đến rộng rãi trong thời đại hiện nay. Nếu mẹ bầu muốn sinh ra một trẻ khỏe mạnh thì việc tiêm ngừa ngay trong thời kỳ thai sản là điều cần thiết.

Nhiều sản phụ không biết rằng cơ thể của mẹ bầu thường không có các kháng thể để hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tật và phát triển hệ miễn dịch cho bào thai, do vậy sản phụ nên chủ động hỏi bác sĩ lịch tiêm ngừa vaccine để có thể hỗ trợ con yêu của mình một cách tốt nhất.
vicare.vn-tiem-ngua-uon-van-khi-mang-thai-can-can-than-body-1

Tiêm ngừa uốn ván

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỉ lệ tử vong cao khi mắc phải, do ngoại độc tố của trực khuẩn Clostridium Tetani gây ra cho cơ thể người bệnh. Đặc trưng của bệnh là xuất hiện các cơn co cứng và tăng trương lực cơ, hiện tượng này là do độc tố protein mạnh tên Tetanospasmin Clostridium Tetanin gây ra. Thông thường, uốn ván xảy ra sau một tổn thương cấp tính như vết rách, trầy, bỏng hoặc viêm tai giữa, phẫu thuật hay sảy thai, sinh nở...

Tỉ lệ tử vong khi mắc bệnh rất cao, lên đến 90%, và căn bệnh này thường xuất hiện ở sản phụ và trẻ sơ sinh.

Hiện nay, vaccine dùng tiêm ngừa uốn ván cho bà bầu là vaccine uốn ván hấp thụ gọi là TT - Tetanus Toxoid. Tại Viện Vaccine Nha Trang đã sản xuất thành công loại vaccine này và đưa vào sử dụng trên toàn quốc từ năm 90 đến nay.

Tiêm ngừa đúng lịch

Thông thường lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu phụ thuộc vào lịch sử tiêm ngừa của sản phụ.

  • Đối với những sản phụ chưa từng tiêm ngừa uốn ván cần thăm khám, kiểm tra xem đã có kháng thể hay chưa.

  • Các sản phụ đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván thì không cần tiêm bổ sung. Trong trường hợp mũi 5 đã tiêm trên 10 năm thì cần tiêm nhắc lại.

  • Sản phụ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi ho gà, bạch hầu, uốn ván thì nên tiêm thêm một mũi vào tháng thứ 5 thai kì.

  • Sản phụ đã tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván từ trước nên hẹn tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 5 thai kì.

  • Sản phụ đã tiêm đủ 1-2 mũi thì nên tiêm thêm một mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kì.

  • Sản phụ chưa được tiêm phòng nên tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày.

  • Sản phụ mang thai lần thứ hai nếu đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ở lần mang thai đầu thì cần tiêm lại một mũi phòng uốn ván vào tuần thứ 26 của thai kì. Nếu mẹ bầu mang thai lần hai chưa tiêm đủ nên báo lại cho bác sĩ biết để có hướng xử lý.
vicare.vn-tiem-ngua-uon-van-khi-mang-thai-can-can-than-body-2

Tác dụng phụ và các lưu ý khi tiêm phòng uốn ván thai sản

Sau khi tiêm phòng uốn ván, mẹ bầu có thể xảy ra các phản ứng phụ ở mức độ nhẹ và tự mất đi như: cơ thể sốt 38 độ C đến 39 độ C, chỗ tiêm xuất hiện quầng đỏ và sưng đau, đôi khi thấy nổi hạch ở nơi tiêm... nhưng rất hiếm gặp.

Mẹ bầu muốn tiêm phòng vaccine uốn ván trước khi mang thai thì cần tiêm trước ít nhất 3 tháng.

Việc tiêm phòng uốn ván nên được thực hiện tại các cơ sở y tế như trạm y tế phường, trung tâm y tế dự phòng hay các bệnh viện sản khoa để có được sự chăm sóc và kiểm tra tốt nhất.

Vaccine tiêm phòng uốn ván cho bà bầu phải được bảo quản lạnh và tiêm bắp thịt mỗi liều 0,5ml.

Sau khi tiêm, mẹ bầu cần ở lại để theo dõi sau tiêm từ 30 phút đến 1 tiếng. Về nhà, mẹ bầu vẫn phải theo dõi sức khỏe để phòng các tác dụng phụ của vaccine gây ra. Nếu xảy ra các phản ứng ngoài dự đoán cần đưa đến bác sĩ để xử lý ngay.