Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên

Tự chữa yếu thận bằng bài thuốc dễ kiếm

2/20/2021 9:45:29 AM     60    

Những người bị bệnh thận yếu dễ bị mắc các bệnh khác như yếu sinh lý, tiểu nhiều lần, đi tiểu không tự chủ,... Các dấu hiệu của bệnh thận khá đa dạng nhưng không phải là khó nhận biết. Các triệu chứng của bệnh yếu thận cần nhận biết như sau:

Các trục trặc về mặt sinh lý

Theo Đông y, thận có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với hoạt động sinh lý của con người. Trong đó, 2 thể thận âm và thận dương. Hai thận này luôn bổ trợ cho nhau để suy trì sự cân bằng sinh lý trong cơ thể. Khi sự cân bằng này bị phá vỡ, tức là một bên thận bị bệnh, bị giảm chức năng sẽ đồng thời kéo theo các vấn đề về sinh lý. Ở nam giới bị yếu thận, thường sẽ gặp phải các triệu chứng như liệt dương, bệnh xuất tinh sớm,mộng tinh và các bệnh tim mạch.

vicare.vn-tu-chua-yeu-than-bang-bai-thuoc-de-kiem-body-1

Rùng mình, chân tay lạnh

Người bệnh thận thường cảm thấy như có gió lạnh và sợ lạnh. Cảm giác bị lạnh bàn chân/tay, có khi lạnh lan đến đầu gối và khủy tay. Kèm theo dấu hiệu này là một số triệu chứng như nhức mỏi lưng, đầu gối, nhạt miệng, thở yếu, tinh thần mệt mỏi,...

Hen suyễn

Triệu chứng hen suyễn là do thận không thể giữ khí, gây khó thở và hơi thở khò khè. Trường hợp nặng có thể kèm theo chứng mồ hôi lạnh vô cùng nguy hiểm.

Hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ

Đây cũng là dấu hiệu của các bệnh mãn tính như viêm gan mãn tính, hen suyễn, bệnh mạch vành, huyết áp,... và cũng là triệu chứng bệnh thận yếu.

Tiểu nhiều ban đêm

Đây là dấu hiệu rất phổ biến của bệnh thận nói chung. Với người bệnh yếu thận, việc đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm là điều tất yếu. Ban đầu có thể đi tiểu 2 lần hoặc nước tiểu nhiều hơn 1/4 so với cả ngày. Trường hợp bệnh nặng thì bệnh nhân có thể đi tiểu nhiều hơn, khoảng 1 tiếng sẽ đi tiểu 1 lần, lượng nước tiểu nhiều hơn vào ban đêm.

Đau lưng

Người bệnh sẽ cảm thấy khó khom lưng hoặc đứng thẳng, các cơn đau lưng ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và sức khỏe, có khi kèm theo đau lưng là triệu chứng đau nhức bàn chân.

Chóng mặt, tai ù

Cùng với cảm giác bị chóng mặt, hoa mắt, người bệnh thận yếu cũng sẽ bị ù tai do máu và các chất dinh dưỡng lên não không đủ.

Táo bón

Bệnh yếu thận sẽ làm gián đoạn truyền dẫn đại tiện. Do vậy đây cũng là một triệu chứng rất cần chú ý.

Mỏi lưng, đau chân

Các triệu chứng này gây khó khăn cho người bệnh trong di chuyển, vận động và sinh hoạt hàng ngày.

điều trị bệnh yếu thận bằng các bài thuốc thảo dược tự nhiên sẽ mang lại hiệu quả lâu dài, an toàn và không lo gây tác dụng phụ. Hơn nữa, các bài thuốc dưới đây được sử dụng phổ biến và kiểm chứng hiệu quả trong dân gian, rất đơn giản và dễ sử dụng. Các quý ông có thể tham khảo áp dụng.
vicare.vn-tu-chua-yeu-than-bang-bai-thuoc-de-kiem-body-2

Bài thuốc điều trị bệnh yếu thận từ kim tiền thảo

điều trị bệnh yếu thận từ kim tiền thảo là một trong những cách điều trị bệnh yếu thận bằng thuốc nam rất phổ biến trong dân gian. Kim tiền thảo được coi như một loại “thần dược” của căn bệnh này. Theo đông y, cây kim tiền thảo có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc, lợi thủy rất tốt để khắc phục các triệu chứng bệnh yếu thận và ngăn tình trạng bệnh tiến triển. Ngày nay, dược tính từ kim tiền thảo đã được tận dụng để làm thành phần trong các sản phẩm thuốc để điều trị bệnh thận hiệu quả.

Người bệnh có thể dùng các bài thuốc từ kim tiền thảo điều trị bệnh yếu thận như sau: dùng toàn bộ bộ phận của cây kim tiền thảo để sắc nước uống hàng ngày. Người bệnh có thể sử dụng trong thời gian dài để điều trị bệnh rất an toàn.

Bài thuốc điều trị bệnh yếu thận từ đu đủ xanh

Trong dân gian, người ta thường dùng đu đủ xanh để điều trị bệnh trĩ. Bên cạnh đó, trái đu đủ xanh còn được dùng để điều trị bệnh yếu thận mà không phải ai cũng được biết. Cách dùng như sau:

Chọn lấy quả đu đủ tươi loại vừa (không quá già cũng không được quá non) khoảng 4 đến 6 lạng, gọt vỏ, rửa sạch. Sau đó khoét một lỗ nhỏ ở trên đầu và cho vào đó một chút xíu muối, đem hấp cách thủy khoảng 30 phút để ăn. Áp dụng cách này thường xuyên sẽ chữa yếu thận rất hiệu quả.

Bài thuốc điều trị bệnh yếu thận từ râu ngô

Râu ngô tươi hoặc râu ngô khô hãm với nước uống uống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt cho cơ thể. Nước râu ngô đã được dùng rất phổ biến trong dân gian từ xa xưa, thức uống này rất tốt để hỗ trợ điều trị bệnh yếu thận. Kiên trì uống nước râu ngô hàng ngày sẽ giảm nguy cơ và khắc phục bệnh yếu thận hiệu quả.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm một số cách điều trị bệnh yếu thận đơn giản để áp dụng thường xuyên. Ngoài ra, theo lời khuyên của ViCare người bệnh yếu thận nên tuân thủ một số mẹo nhỏ như sau:

Thực hiện uống nhiều nước mỗi ngày

Người bệnh thận nên đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Việc này có tác dụng loại bỏ chất độc và giảm bớt được gánh nặng cho thận. Tốt nhất người bị bệnh thận nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Ăn uống hợp lý là tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho tình trạng bệnh thận. Theo lời khuyên của ViCare, người bệnh yếu thận nên thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm như hạt mè, rau mùi, lòng trắng trứng, các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K,... các thực phẩm này rất tốt, có tác dụng phòng ngừa bệnh hiệu quả.

vicare.vn-tu-chua-yeu-than-bang-bai-thuoc-de-kiem-body-3

Không nhịn đi tiểu

Người bệnh thận tuyệt đối không nên nhịn đi tiểu để tránh bàng quang bị căng tức quá mức. Khi bàng quang bị căng tức sẽ gây áp lực cho thận dẫn đến các bệnh khác có liên quan, ví dụ như bệnh sỏi thận.

Bên cạnh đó, người bị bệnh thận cần lưu ý tránh ăn các loại thức ăn cay nóng, có nhiều gia vị, tránh ăn mặn; tuyệt đối không được uống rượu bia và các chất kích thích, không hút thuốc lá,...

Duy trì thường xuyên luyện tập các bài tập kéo duỗi chân, bài tập yoga để tăng cường chức năng của thận.

Thận yếu là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh liên quan đến sinh lý, nhất là với nam giới. Trong trường hợp sau khi áp dụng một số phương pháp trên nhưng tình trạng bệnh của bệnh nhân không có tiến triển hoặc xuất hiện một số biểu hiện liên quan đến sức khỏe sinh lý thì bệnh nhân cần đi khám và điều trị theo hướng dẫn của các bác sĩ để tránh các hậu quả không mong muốn.

Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.