Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên

Tìm hiểu Phương pháp điều trị bệnh ung thư tế bào gốc tại Huế

2/20/2021 9:45:29 AM     66    

Phương pháp điều trị ung thư giai đoạn cuối đã được đưa ra và nhận được rất nhiều sự quan tâm bởi tính xác thực của nó. Nhưng liệu rằng phương pháp này thật sự có hiệu quả?

Bệnh viện Trung ương Huế đã cho công bố một phương pháp điều trị bệnh ung thư giai đoạn cuối bằng ghép tế bào gốc. Sau khi công bố này bắt đầu được đưa ra thì đã khiến rất nhiều người quan tâm về tính xác thực của nó.

Theo GS. Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, từ trước cho đến nay, thế giới điều trị ung thư vẫn luôn phải dựa trên 3 phương pháp bao gồm: Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Tùy theo từng bệnh nhân cụ thể, mà bác sĩ sẽ có ra chỉ định nên áp dụng theo phương pháp điều trị nào ở từng mỗi giai đoạn. Bên cạnh đó, trường hợp khi bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối, phương pháp hóa trị thông thường sẽ không cho hiệu quả cao, các bác sĩ có thể sử dụng lượng hóa chất mạnh mới hi vọng tiêu diệt được tế bào ung thư. Tuy nhiên, chữa ung thư bằng phương pháp này, cơ thể bệnh nhân sẽ phải đối diện với nguy cơ bị tổn thương tế bào máu, gây ra suy tủy và dẫn đến tình trạng tử vong.
vicare.vn-tim-hieu-phuong-phap-chua-benh-ung-thu-te-bao-goc-tai-hue-body-1

Do vậy, phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu chỉ được sử dụng giống như một biện pháp hỗ trợ. Tế bào gốc tạo máu được dùng để ghép có thể được lấy từ bản thân người bệnh hoặc lấy từ những người khác, chống lại tình trạng bị suy tủy của bệnh nhân ung thư. Theo như Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, thì bản chất việc sử dụng tế bào gốc là sẽ tạo lại máu, chống lại các biến chứng gây suy tủy khi phải dùng hóa chất mạnh chứ không phải là điều trị ung thư. GS. Nguyễn Bá Đức cho biết rằng, việc sử dụng phương pháp ghép tế bào gốc để điều trị ung thư chắc chắn phải được chỉ định một cách chặt chẽ. Bởi đây là phương pháp không những tốn kém mà còn rất nguy hiểm. “Phương pháp này chẳng khác nào đưa bệnh nhân đến mức cận tử rồi kéo lại. Có những trường hợp thành công nhưng có những trường hợp không cứu vãn được”, GS Đức chia sẻ.

Theo ông Đức, phương pháp ghép tế bào gốc này chỉ chống được sự suy tủy nhưng các tế bào ung thư thì vẫn quay trở lại phát triển, và di căn do hóa chất thì không thể điều trị được tận gốc. Bởi vậy, GS-TS Nguyễn Bá Đức đã khuyến cáo: “Đây là một phương pháp rất nguy hiểm và tốn kém,cho nên những bệnh nhân ung thư thì cần phải hiểu rõ, không nên tùy tiện lạm dụng để tránh tình trạng tiền mất, tật mang.

Một vị Giáo sư khác đang công tác tại Bệnh viện K cũng cho biết rằng, nếu xét trên phương diện của khoa học, việc công bố có thể điều trị khỏi bệnh ung thư giai đoạn cuối của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế là hơi quá sớm. Bởi nếu bệnh nhân đang bị ung thư giai đoạn cuối, thì khả năng tái phát lại là rất lớn, và rất khó khỏi. Ông cũng không quên khuyến cáo người dân là không nên ngộ nhận về khả năng có thể điều trị khỏi bệnh ung thư bằng phương pháp ghép tế bào gốc mà lại bỏ qua các quy trình điều trị kinh điển khác.

Những ghi nhận của phương pháp điều trị ung thư tế bào gốc

Cho đến năm 2014, Hội đồng Khoa học Bệnh viện đã thông qua đề cương nghiên cứu đề tài Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân trong điều trị ung thư vú và ung thư buồng trứng do PGS.TS.Nguyễn Duy Thăng làm Chủ nhiệm.

Đến nay, nhóm nghiên cứu của Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện điều trị thành công ban đầu cho 4 người bệnh.

Ngày 25/6/2014, bệnh nhân Lê Thị Sau (52 tuổi, trú tại Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế) được ra viện sau khi đã lành bệnh ung thư buồng trứng ở giai đoạn cuối. Chị Sau chính là ca bệnh ung thư đầu tiên của Việt Nam được ghép tế bào gốc thành công.

Ngày 21/11, bệnh nhân thứ hai là Trần Thị Thu (48 tuổi, trú tại phường Kim Long, TP Huế) với bệnh cũng tương tự giống như chị Sau – cũng được chữa lành và ra viện.

Ngày 22/1/2015, bệnh nhân Nguyễn Thị Vui (58 tuổi, trú tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) bị ung thư tủy xương và được chữa khỏi bằng tế bào gốc.

Ngày 13/2/2015, bệnh nhân Lê Thị Kiều Diễm (40 tuổi, trú tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) bị ung thư vú đã đến giai đoạn cuối di căn lên ung thư lên não, phổi, cột sống cũng ra viện với phương pháp tương tự.

Đây chính là 4 trong số 10 bệnh nhân trong đề tài cấp nhà nước độc lập đầu tiên Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân trong điều trị ung thư vú và ung thư buồng trứng đã được Bộ KH&CN cho phép riêng Bệnh viện Trung ương Huế triển khai 2013 - 2015 và PGS.TS. Nguyễn Duy Thăng làm chủ nhiệm của đề tài.

Đối với 4 bệnh nhân đã được điều trị thành công ban đầu tại Bệnh viện Trung ương Huế, để đánh giá toàn bộ kết quả của quá trình điều trị cần phải có thời gian là khoảng 5 năm. Hiện có thể còn quá sớm và quá ít số liệu nhằm đánh giá hiệu quả của một phương pháp điều trị. Nhưng, đây cũng là một nỗ lực rất đáng ghi nhận và chúng tôi hi vọng rằng sẽ có nhiều khả quan đối với phương pháp này.
vicare.vn-tim-hieu-phuong-phap-chua-benh-ung-thu-te-bao-goc-tai-hue-body-2

Tiêu chuẩn cơ bản của người bệnh được ghép tế bào gốc

- Độ tuổi: không quá 55 tuổi (Tuổi lớn hơn thì khả năng ghép sẽ không thành công)

- Cân nặng: phải trên mức 50kg (Nếu như bị thiếu cân thì sẽ không huy động được đủ số lượng tế bào gốc để ghép)

Bởi sự quan tâm của độc giả cho thấy rằng hiện nay nhu cầu tư vấn về căn bệnh ung thư rất là lớn, do đó Ban chủ nhiệm đề tài của chúng tôi đã tổ chức ra các bộ phận tư vấn bao gồm các chuyên gia theo từng lĩnh vực như sau:

Về lĩnh vực Ung thư buồng trứng

ThS.BSCKII. Lê Sỹ Phương

- Số điện thoại: 0914019300

Về lĩnh vực Ung thư vú

PGS.TS. Nguyễn Đình Tùng

- Số điện thoại: 0913426510

Về lĩnh vực các bệnh về máu

ThS.BS.Tôn Thất Minh Trí

- Số điện thoại: 0914051610

Về lĩnh vực Tiêu hóa-Gan Mật, Tụy, Phổi...

PGS.TS.Phạm Như Hiệp

- Số điện thoại: 0903580046

PGS.TS. Lê Lộc

- Số điện thoại: 0903521999

Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.