Bé hăm tã rướm máu: Mẹ phải làm sao?
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng hăm tã ở trẻ, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất như:
Do da bé bị ẩm ướt. Thực tế, ngay cả những chiếc bỉm chất lượng và có khả năng hút ẩm cao cũng có thể gây ra sự ẩm ướt cho bé. Và trong trường hợp để trẻ bị ẩm da trong thời gian dài có thể tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn trong phân và nước tiểu phát triển gây ra tình trạng hăm tã ở bé.
Một nguyên nhân khác là do da bé bị chà xát quá nhiều với bỉm. Đặc biệt, ở trẻ sơ sinh da bé rất mỏng manh và nhạy cảm, nhất là đối với các chế phẩm hóa học như hương thơm từ bỉm hoặc bột giặt tẩy hay nước xả vải...cũng có thể gây viêm và dẫn tới hiện tượng hăm tã.
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, lượng thức ăn mới được tiếp xúc lần đầu có thể khiến bé đi tiêu nhiều lần trong thời gian cơ thể bắt đầu thích nghi với thực phẩm mới. Việc đi ngoài nhiều lần như vậy có thể tạo ra tình trạng ẩm ướt ở vùng hậu môn và gây ra hăm tã.
Nhiễm trùng cũng trở thành nguyên nhân chính gây ra hăm tã cho bé. Do làn da của trẻ sơ sinh nếu không được giữ khô có thể tạo điều kiện phát triển cho vi khuẩn và làm da bị nhiễm trùng.
- Dùng thuốc kháng sinh cho trẻ hoặc mẹ trong giai đoạn đang cho bú cũng trở thành một nguyên nhân phổ biến gây hăm tã ở trẻ sơ sinh. Do bên cạnh việc tiêu diệt mầm bệnh, thuốc kháng sinh đồng thời cũng làm suy yếu những lợi khuẩn có bên trong cơ thể và khiến bé dễ mắc chứng tiêu chảy, gây tình trạng ẩm ướt dẫn đến hăm tã hoặc các bệnh da liễu khác.
Dấu hiệu
Mẹ trẻ có thể kiểm tra một số dấu hiệu sau để biết được con mình có đang bị hăm tã hay không, do triệu chứng này được chia làm 5 trạng thái từ nhẹ đến nặng.
Vùng da bị tiếp xúc có hiện tượng mẩn đỏ như mông, đùi, bụng dưới, hậu môn hoặc háng và bộ phận sinh dục của bé.
Trẻ bị ngứa ngáy, hay nhăn nhó, cáu gắt và quấy khóc do có cảm giác khó chịu. Trẻ càng khóc nhiều khi mẹ vệ sinh, lau rửa vùng da bị hăm.
Trong trường hợp mắc hăm tã nặng, trẻ còn có hiện tượng mẩn đỏ, loét đỏ, chảy nước hoặc chảy máu, có mủ ở vùng da bị hăm gây khó chịu cho trẻ, khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn.Điều trị
Ngay khi phát hiện bé bị hăm tã, mẹ cần lập tức thực hiện những hành động sau:
Kiểm tra lại loại tã bé đang mặc hoặc thay loại tã khác thích hợp hơn với trẻ. Nên lựa chọn các loại tã với nhãn hiệu uy tín, có tiếng để tránh trường hợp tã gây ẩm dẫn đến hăm tã ở trẻ.
Dùng nước trà xanh nấu kĩ, để ấm và vệ sinh, lau rửa cho bé. Chất kháng khuẩn trong trà xanh rất có lợi trong việc điều trị hăm tã cho bé, ngoài ra còn có thể vệ sinh vùng da bị hăm, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và không bị đau, ngứa ngáy.
Thay tã, vệ sinh thường xuyên cho bé.
- Tránh để vùng da của trẻ còn ẩm ướt đã mặc tã, sau khi tắm hoặc vệ sinh xong cho trẻ cần lau khô nhẹ nhàng và để trẻ hoạt động một lúc trước khi cho mặc tã để tránh các vấn đề da liễu khác.