Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên

Kinh nghiệm sinh mổ lần 2, mẹ nào cũng cần phải biết

2/20/2021 9:45:29 AM     55    

Có nhiều sản phụ khi mang thai, thường rơi vào một số trường hợp đặc biệt nên không thể sinh thường mà cần phải có sự can thiệp của dao, kéo để đưa bé ra ngoài an toàn nhất. Khác với những chị em phụ nữ sinh thường, với những bà mẹ đã từng sinh mổ lần đầu cũng mang một tâm trạng lo lắng không kém. Và nếu như không may ở lần sinh tiếp theo, chị em cũng phải sinh mổ lần 2 thì cũng cần phải thật lưu ý để có thể đảm bảo được sự an toàn cho cả mẹ và bé.

Đột phá của ViCare trong xây dựng tính năng mới thân thiện với người dùng

Thời gian "lâm bồn" để sinh mổ lần 2

Thông thường nếu lần 1 mẹ bầu đã sinh con mổ, thì khả năng lần sinh mổ lần 2 khi mang thai sẽ rất cao. Tuy nhiên, các mẹ phải rất lưu ý vì khoảng cách giữa hai lần mang thai, đặc biệt là từ lần sinh mổ đầu tiên đến khi mang thai bé thứ hai phải cách nhau ít nhất là 24 tháng hay chí ít khi sức khỏe của mẹ đảm bảo để có thể nuôi dưỡng một thai nhi khác.

Có rất nhiều trường hợp mẹ bầu phải sinh mổ lần 2 như: Sức khỏe không đảm bảo đẻ thường, muốn đẻ con vào đúng ngày giờ tốt, sinh thường sợ đau, sợ rạch tầng sinh môn khi sinh khó... Tuy nhiên phần lớn trường hợp sinh mổ thường khi thai đã được 38 tuần, khi này đã được coi là đủ ngày đủ tháng, đáp ứng đúng chỉ tiêu 9 tháng 10 ngày. Nhưng nếu có thể theo dõi thêm, thì mẹ bầu nên tiếp tục theo dõi và chờ sang tuần thứ 39 thì hẳn dùng thủ thuật mổ.

Đối với các bà mẹ mổ lần thứ 2 thì khả năng vết mổ từ lần sinh trước bị ảnh hưởng là rất lớn. Và theo bà mẹ có nickname thao trên diễn đàn sotaychame.com cho biết: Mình cũng đẻ mổ nhưng đưa đầu cũng 5 năm rồi nên vết mổ tương đối ổn định. Bác sỹ cũng nói không cần thiết phải mổ quá sớm, cách ngày dự sinh khoảng 2-3 hôm là ổn. Không phải bác sỹ làm biếng đâu mà sợ trong quá trình chuyển dạ, tử cung co bóp nếu mạnh quá sẽ làm bục vết mổ trong tử cung, gây rách ở những vị trí khó quan sát sẽ làm mẹ mất máu đấy.

vicare.vn-kinh-nghiem-sinh-mo-lan-2-me-nao-cung-can-phai-biet-body-1

Sinh mổ 2 lần có sinh con lần 3 được không?

Hiện nay vẫn chưa có một cảnh báo nào từ các chuyên gia cho những bà mẹ sinh mổ liên tiếp 2 lần, mà không thể sinh con lần 3. Tuy nhiên một điều chúng ta có thể thấy rõ ràng nhất, đó là những người phụ nữ trải qua nhiều lần sinh nở thì sức khỏe cả họ suy giảm đi một cách đáng kể.

Dù là sinh con tự nhiên hay là sinh mổ, thì chị em nên xem lại tình trạng sức khỏe của mình. Hãy chắc chắn rằng mọi thứ đều khỏe mạnh, ổn định thì mới có thể sinh con an toàn nhất. Có những bà mẹ có cơ địa yếu, sức khỏe không tốt... khi mang thai họ có thể gặp bất cứ biến chứng nguy hiểm nào cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên không hẳn ai cũng biết được những điều này, vì phần lớn nhiều người hay nghĩ rằng mình đã trải qua sinh nở thì các lần sinh tiếp theo đó sẽ dễ dàng hơn. Bởi họ hay tự tin rằng, mình đã "quen" với điều này, nhưng theo lời khuyên thì nhựng mẹ bầu mang thai từ lần 2 trở đi cũng cần được chăm sóc chu đáo. Đặc biệt là với những bà mẹ có nguy cơ sinh mổ lần nữa.

vicare.vn-kinh-nghiem-sinh-mo-lan-2-me-nao-cung-can-phai-biet-body-2

Kinh nghiệm từ những mẹ từng sinh mổ lần 2

Chia sẻ về quá trình sinh mổ lần 2 của mình trên webtretho.com, chị có nickname Thảo Gấu kể lại rằng: Tôi sinh mổ lần 1, lần 2 vẫn anh bác sĩ cũ theo dõi. Khi tôi nói muốn sinh sớm lúc 38 tuần thì anh ấy không đồng ý, vẫn muốn để đến gần ngày dự sinh. Cuối cùng tôi sinh mổ trước ngày dự sinh 3 hôm.

Cảm giác đầu tiên là sợ, không phải sợ đau mà sợ chết, sợ đến nổi nằm trên bàn mổ tụt cả huyết áp. Vào phòng mổ lúc 12h50 phút, ra khỏi phòng mổ lúc 13h45 phút. Con tôi chào đời lúc 13h14 phút. Vì sinh mỗ chỉ định không phải trường hợp đặc biệt nên chỉ gây tê, tỉnh táo suốt thời gian mổ. Sau mổ, lúc ở hậu phẫu vẫn thấy người rất bình thường, hết thuốc tê cũng không thấy đau nhiều. Chỉ kinh nhất lúc bác sĩ ấn bụng, kiểm tra tử cung co lên chưa, đau chảy cả nước mắt luôn.

Mổ lúc 1 giờ chiều hôm trước thì 5 giờ sáng hôm sau đã dậy đi lại và pha sữa cho con ăn. Hơi nhâm nhâm đau lúc cho con bú, bác sĩ bảo thế là tốt vì tử cung co lên. Truyền 3 ngày đầu không sao, nhưng đến ngày thứ 2 đã có sữa, sữa về sớm hơn lần mổ trước. Có viên đút vào hậu môn giảm đau nhưng mình không dùng đến nó. Các mẹ cũng cần phải chú ý sau mổ phải kiêng cử những thực phẩm như tôm, rau muống, thịt gà... vì rất dễ làm cương mũ vết mổ sẽ gây nhiễm trùng”.

Cũng tương tự trường hợp chị Thảo kể trên, một mẹ có nickname mebanhran ở Hà Nội chia sẻ trên diễn đàn lamchame.com về trường hợp của mình như sau: Nghe các mẹ than tớ động viên các mẹ tí. Khi tớ quyết sinh mổ lần 2, mặc cho mọi người dọa tới dọa lui cái vụ đau dạ con và vết mổ. Nhưng kỳ diệu với tớ là mặc dù ngưỡng đau của tớ kém nhưng tớ không hề thấy đau dạ con, vết mổ cũng không đau nhiều.

Tớ sinh mổ lần 2 ở Việt - Pháp nên không thấy đau lắm đâu, nằm yên 1 ngày hôm sau đi lại ngon lành. Các mẹ đau quá thì dùng viên đút hậu môn, nhưng viên này có tác dụng phụ là gây đau dạ dày nên ở Việt Pháp họ thường cho uống 1 viên bảo vệ niêm mạc dạ dày trước khi đặt. Đau vết mổ chỉ đặt viên này là hiệu quả, ngoài ra ở Việt Pháp họ chỉ cho giảm đau uống thôi nên các mẹ cũng đỡ nhiều. Vết mổ của tớ bình thường nên bác sĩ bảo không cần bôi chống sẹo, còn mẹ nào cơ địa sẹo lồi sau này có thể đi tiêm chữa sẹo lồi cực hiệu quả nên đừng lo lắng nhé!