Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên

Nóng người, tức ngực sau khi điều trị tràn khí phổi phải làm sao?

2/20/2021 9:45:29 AM     50    

Tràn khí màng phổi là căn bệnh thường khởi phát đột ngột. Thông thường, người bệnh sẽ bị đau lồng ngực cùng bên, khó thở nặng. Các triệu chứng này có thể kéo dài trong nhiều ngày dai dẳng. Tràn khí phổi hay gặp một bên phổi bị ép, giảm rung thanh khi sờ, gõ vang, tiếng thở giảm, da tím tái, trung thất bị đẩy sang một bên.

Tràn khí phổi được phân thành hai loại chính là tự phát và thứ phát. Trong đó, tràn khí phổi tự phát xảy ra khi không có bệnh là nguyên nhân gây nên tràn khí. Tràn khí màng phổi thứ phát được xem là một biến chứng của bệnh phổi mà trước đó người bệnh đã từng mắc phải.

Ngoài nguyên nhân tự phát và thứ phát, tràn khí phổi còn có thể xảy ra sau khi làm các thủ thuật như chọc dưới đòn, sinh thiết màng phổi, sinh thiết phổi, sinh thiết phổi qua da, soi phế quản có sinh thiết xuyên phế quản,...

Nhìn chung, tràn khí phổi tự phát thường xảy ra ở bất kỳ người nào. Nhất là những người có độ tuổi từ 20 - 40, người gầy gò, mảnh khảnh. Đôi khi ở phụ nữ cũng mắc phải tràn khí phổi đi kèm chu kỳ kinh nguyệt, nhưng hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân.
vicare.vn-nong-nguoi-tuc-nguc-sau-khi-dieu-tri-tran-khi-phoi-phai-lam-sao-body-1

Tràn khí màng phổi.

Điều trị tràn khí phổi như thế nào cho hiệu quả cao?

Trường hợp tràn khí phổi nhỏ (dưới 15%):

Bệnh nhân cần được nằm viện và nghỉ ngơi dưỡng sức. Bên cạnh đó, cứ 12 - 24 giờ một lần, người bệnh cần được chụp X - Quang, theo dõi điều trị các chứng ho, đau ngực.

Thường thì hầu hết người bị bệnh tràn khí phổi nhỏ chỉ theo dõi 2 ngày tại bệnh viện là đủ. Sau đó, có thể xuất viện ra về mà không cần lo lắng quá nhiều. Có những ca tràn khí phổi nhỏ có thể tự tiêu đi một cách tự nhiên do khí được hấp thu qua hết khoang màng phổi. Nhưng cũng cần chú ý theo dõi tình hình bệnh như thế nào để ngăn ngừa sự tiến triển của tràn khí màng phổi căng.

Trường hợp tràn khí phổi lớn (lớn hơn 15%)

Trong trường hợp này, người bệnh cần được đặt ống mở trong lồng ngực. Ống này phải đặt dưới mực nước dẫn lưu, ở sâu trong lọ và hút cho đến khi phổi nở ra. Bệnh nhân có tràn khí màng phổi căng phải chọc ngay bằng kim loại to. Sau đó, đặt ống mở lồng ngực.

Nhìn chung, tràn khí phổi tự phát nhẹ có thể điều trị bằng phương pháp theo dõi đơn thuần, theo dõi và thở oxy liều cao (10 lít/phút), chọc hút khí màng phổi, dẫn lưu màng phổi. Ngoài những phương pháp trên, nếu tràn khí màng phổi bác sĩ sẽ tiến hành cho làm phẫu thuật hoặc phẫu thuật nội soi lồng ngực. Có những trường hợp sau gặp phải tình trạng nóng người, tức ngực sau khi điều trị tràn khí phổi.
vicare.vn-nong-nguoi-tuc-nguc-sau-khi-dieu-tri-tran-khi-phoi-phai-lam-sao-body-2

Người nóng, tức ngực sau điều trị tràn khí phổi làm gì?

Theo các chuyên gia, bệnh nhân tràn khí màng phối có nguy cơ tái phát cao, khoảng 50%. Đó là lý do vì sao mà nhiều người cảm thấy nóng người, tức ngực sau khi điều trị tràn khí phổi. Người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và điều trị. Trong khoảng thời gian này, bạn cũng tránh đi máy bay, đi ở độ cao khác trong không gian hay lặn sâu với bình ép khí.

Trên đây là một số chia sẻ về những câu hỏi liên quan đến bệnh tràn khí phổi. Hãy nhớ nếu cảm thấy nóng người, tức ngực sau khi điều trị tràn khí phổi bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để tìm ra nguyên nhân và điều trị bệnh nhé!.

Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.