Phòng ngừa bệnh Herpes như thế nào?
Herpes được chia làm hai loại: loại một gây ra các biểu hiện nổi mụn nước ở da, niêm mạc phần trên cơ thể như mắt mũi, miệng hoặc môi. Loại virus này được lây truyền qua việc tiếp xúc trực tiếp qua thương tổn trên da hoặc qua nước bọt của người bị nhiễm bệnh. Một loại khác của herpes gây bệnh ở da niêm mạc tại bộ phận sinh dục, loại virus này lây truyền qua đường tình dục là chính.
Tuy nhiên sự phân bổ của hai loại virus trên cũng có xảy ra nhiều trường hợp tráo đổi nơi xuất hiện triệu chứng bệnh trạng do vậy sự phân loại trên cũng chỉ nằm ở mức tương đối.
Sau các nghiên cứu biến chứng và biểu hiện, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh Herpes bao gồm việc bị lây nhiễm qua tổn thương ở môi, chấn thương răng miệng do điều kiện nhổ hoặc trám răng không vệ sinh, bị sốt và mắc các bệnh nhiễm trùng, qua việc có kinh nguyệt hoặc có thai, suy nhược cơ thể, chấn thương thể chất hoặc do mắc phải các bệnh giảm đề kháng và sức miễn dịch...Triệu chứng của bệnh
Các triệu chứng điển hình của người nhiễm Herpes là xuất hiện những đám mụn nước trên nền da và có màu đỏ. Các mụn nước này có thể gây bội nhiễm hóa mủ và để lại thương tổn trên da hoặc niêm mạc vùng miệng. Bệnh Herpes là căn bệnh được ủ trong tầm 1-2 tuần và diễn biến nặng sau khoảng 3-4 ngày kể từ khi phát bệnh và giảm dần trong vài ngày sau đó.
Nhiều bệnh nhân nhiễm Herpes gần như không có triệu chứng bệnh nhưng virus vẫn được bài xuất và lây lan khi tiếp xúc. Ngoài ra khi một người bị nhiễm virus Herpes, thì loại virus này sẽ nằm ẩn trong hạch thần kinh cảm giác của cơ thể rồi ở đó suốt đời người bệnh. Khi sức đề kháng của vật chủ là cơ thể người bị giảm sút, loại virus này sẽ trở nên hoạt tính và từ trong hạch thần kinh đi ra ngoài niêm mạc và da gây nên các triệu chứng bệnh. Do vậy, có đến 1⁄3 số người mắc bệnh bị tái phát và một nửa trong số họ tái phát ít nhất 2 lần mỗi năm.
Các biểu hiện thường thấy và biến chứng thường gặp bao gồm: cứng gáy, bị đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau cơ, liệt mặt, tệ hơn có thể bị viêm màng não sợ ánh sáng, viêm giác mạc, hồng ban hoặc viêm phổi, viêm dạ dày....Điều trị và phòng ngừa bệnh Herpes
Hầu hết các bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm Herpes đều được cho thuốc điều trị sớm nhất có thể và tư vấn kĩ càng về các vấn đề như nguy cơ tái phát, cách làm giảm tái phát với các dạng thuốc như Acyclovir, Famciclovir, Mediplex, Valaciclovir hoặc Acyclovir, Mangoherpin.
Do Herpes rất dễ lây nhiễm qua việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, qua các chấn thương thể chất vì vậy nên lưu ý không chạm vào vùng chấn thương thể chất, không dùng chung đồ dùng cá nhân, phải rửa tay sau khi thoa thuốc và không sờ lên mắt, không dùng nước bọt để lau kính mắt cũng như không nên cố gắng dùng phấn trang điểm che đi các vết rộp có thể dẫn đến bội nhiễm vi trùng.
Ngoài ra trong trường hợp trở nặng, bệnh kéo dài hoặc lan rộng, xảy ra các biến chứng cần đưa đến các trung tâm, cơ sở y tế đề được thăm khám chẩn đoán và có sự theo dõi của các bác sĩ.
Bệnh nhân cũng cần lưu tâm đến việc giảm căng thẳng lo âu và tăng cường dinh dưỡng để nâng cao trạng thái sức khỏe, tránh các loại thức ăn như dừa, đậu phụng, chocolate, cà rốt hoặc đậu nành...mà nên ăn các loại thực phẩm mềm, lạt như rau quả, thịt bò, pho mát, trái cây hay gà...để tránh kích thích các vết lở lan rộng.