Sa búi trĩ khi có bầu phải làm sao?
Bị sa búi trĩ, lòi trĩ khi có bầu chiếm tới 60% tổng số người mắc trĩ, có nguyên nhân này là do:
Áp lực tăng cân: Khi tăng cân, cơ thể của người mẹ thường tăng từ 10 - 15 kg có khi nhiều hơn. Chính bởi sự tăng cân đột ngột làm gia tăng áp lực lên thành tĩnh mạch hậu môn và làm cho người mang bầu dễ bị trĩ hơn.
Nguyên nhân bởi nguy cơ táo bón: Các chị em phụ nữ khi mang thai ít vận động, chính vì thế mà nguy cơ táo bón cũng cao hơn. Thêm vào đó mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng không đúng cách, ăn uống không chia ra đều bữa, khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động liên tục vì thế mà nó dễ bị các vấn đề về tiêu hóa, nhất là táo bón.
Áp lực từ thai nhi: Thai nhi sẽ lớn lên dần trong tử cung của người mẹ, từ đó sẽ tăng áp lực lên thành đại tràng hậu môn và làm sa búi trĩ ở phụ nữ mang thai.
Thời điểm khi mang thai, nguy cơ chị em mắc trĩ khá cao nên khi gặp phải yếu tố gây trĩ sẽ làm tăng nguy cơ hình thành búi trĩ, sa búi trĩ cao hơn bình thường. Nếu không biết cách phòng ngừa bệnh sẽ kéo dài và tái phát sau thời gian mang thai.
Cách điều trị sa búi trĩ, lòi trĩ khi có bầu
Bị sa búi trĩ, lòi trĩ khi có bầu các chị em nên áp dụng phương pháp phù hợp với từng mức độ bệnh. Tuy nhiên, khi điều trị cần tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai nhi và mẹ. Hãy cùng tham khảo các cách xử lý dưới đây:
Dùng thuốc để điều trị sa búi trĩ, lòi trĩ
Sau ba tháng đầu của thời kì mang thai, bé trong bụng mẹ đã cơ bản ổn định, các bác sĩ sẽ cân nhắc mức độ nghiêm trọng của bệnh trĩ để áp dụng các thuốc bôi hoặc đặt phù hợp cho bé.
Trường hợp khi sử dụng được thuốc qua đường uống phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
Sử dụng mẹo dân gian
Trong những trường hợp sa búi trĩ, lòi trĩ khi có bầu không cần thiết phải điều trị xâm lấn thì chị em có thể dùng những mẹo dân gian điều trị bệnh an toàn và chủ yếu từ lá lộc vừng, rau diếp cá, hoa thiên lý...Can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật
Đây là bước can thiệp đối với những người bị sa búi trĩ, lòi trĩ nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Trong trường hợp này sử dụng tiểu phẫu cắt bỏ búi trĩ sẽ giúp khỏi bệnh hoàn toàn. Tiểu phẫu sẽ được cân nhắc sử dụng phương pháp ít ảnh hưởng nhất tới sức khỏe của mẹ và bé.
Sử dụng các thực phẩm phòng bệnh trĩ
- Các món ăn từ mướp đắng như mướp đắng xào trứng, mướp đắng nhồi thịt, canh mướp đắng... có tác dụng phòng và trị bệnh trĩ rất tốt. Bạn cũng có thể sử dụng với hình thức làm nước ép mướp đắng, thái lát phơi khô pha trà uống hàng ngày...
- Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt. Đây là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao, là thực phẩm vàng giúp phòng bệnh trĩ hiệu quả. Khi sử dụng ngũ cốc hàng ngày sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp đại tiện dễ dàng hơn, phát huy tác dụng phòng bệnh trĩ tốt. Ngoài ra ngũ cốc còn có nhiều Protein, chất dinh dưỡng...
- Chuối chín - một trong những thực phẩm điều trị bệnh sa búi trĩ, lòi trĩ khi có bầu. Hàng ngày bạn nên ăn 2 quả chuối không những giúp bạn có thể giải độc, thanh nhiệt cơ thể, cung cấp các chất làm đẹp da và phát huy tác dụng phòng điều trị bệnh trĩ rất tốt.
Bên trong chuối chín có chất nhuận tràng nên nó sẽ làm cho việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn. Bạn nên sử dụng cháo chuối với 50g gạo, 250g chuối và lượng nước thích hợp nấu lên làm bài thuốc hữu hiệu đối với những người thường xuyên bị táo bón, đi đại tiện khó khăn.
- Sử dụng khoai lang - Bạn có thể dùng của hoặc lá khoai lang để giúp giải các độc tố đi đại tiện dễ dàng, chống các bệnh trĩ, táo bón tốt cho các mẹ bầu nói riêng và người bị trí nói chung.
Trên đây là một số cách phòng và chữa sa búi trĩ, lòi trĩ khi có bầu mà các chị em nên áp dụng.