Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên

Dùng thuốc gì khi mẹ bầu bị bệnh trĩ?

2/20/2021 9:45:29 AM     58    

Mẹ bầu mang thai có nguy cơ dễ mắc phải bệnh trĩ hơn người bình thường đến 60% do gặp phải một số vấn đề như sau:

  • Áp lực cân nặng: Mang thai có thể khiến mẹ bầu tăng từ 10-15 kg hoặc hơn, do tăng cân đột ngột khiến thành tĩnh mạch hậu môn phải chịu thêm áp lực và dãn nở, phình to dẫn đến việc bị trĩ.

  • Nguy cơ táo bón: Mẹ bầu khi mang thai thường ít vận động hơn, cộng với chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ hoặc ăn uống không phù hợp dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, trong đó có táo bón.

  • Vùng xương chậu chịu áp lực: Do thai nhi phát triển trong tử cung, tạo thêm áp lực cho vùng xương chậu cũng như thành đại tràng hậu môn, gây đến việc mẹ bầu dễ bị sa búi trĩ.
vicare.vn-dung-thuoc-gi-khi-me-bau-bi-benh-tri-body-1

Dấu hiệu và diễn biến bệnh trĩ ở mẹ bầu

Dấu hiệu thường thấy khi mẹ bầu bị trĩ là đại tiện ra máu. Ban đầu lượng máu chảy ít, khó phát hiện ra sau khi đi đại tiện. Tuy nhiên theo thời gian và phát triển của bệnh mà xuất huyết nhiều hơn ở vùng hậu môn, thậm chí có thể gây khiến mẹ bầu phải cấp cứu hoặc đông đặc trong lòng trực tràng tạo ra hiện tượng đi đại tiện ra máu cục.

Một triệu chứng thường gặp nữa là sa trĩ. Sa trĩ được chia thành nhiều cấp độ khác nhau, trong đó ở cấp độ 1 và 2 không gây ra khó chịu hãy phiền toái cho mẹ bầu. Ở cấp độ 3, mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu khi đi đại tiện, đi đứng nhiều hoặc làm bệnh nặng.

Ngoài ra, các triệu chứng khác của bệnh trĩ còn có cảm giác cộm, vướng, đau đớn hoặc ngứa hậu môn và quanh hậu môn do dịch nhày hậu môn tiết nhiều gây viêm da.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ khi mang thai

Để xứ lý tình trạng sa búi trĩ, lòi trĩ khi mang thai thì mẹ bầu cần phải được áp dụng các phương pháp phù hợp, tùy theo mức độ bệnh. Ba phương pháp điều trị thường thấy là:

Mẹo dân gian

Nếu bệnh ở giai đoạn đầu, chưa chuyển biến nặng thì mẹ bầu có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian để chữa trĩ an toàn. Cách này chủ yếu sử dụng các loại rau xanh và cây cỏ dễ kiếm như: rau diếp cá, hoa thiên lý, cây hương nhu, đương quy, hoa hòe,... Lưu ý khi lựa chọn phương pháp này, mẹ bầu cần kiên nhẫn và thực hiện đều đặn mới thu được hiệu quả.
vicare.vn-dung-thuoc-gi-khi-me-bau-bi-benh-tri-body-2

Dùng thuốc điều trị bệnh trĩ

Các bác sĩ khuyến cáo, trong ba tháng đầu thai kỳ thì mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc dùng thuốc để đảm bảo thai nhi không bị ảnh hưởng. Sau giai đoạn này, khi thai nhi đã ổn định, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến và chỉ định của bác sĩ để sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc đặt hợp lý tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh trĩ.

Phẫu thuật

Đối với các trường hợp bị trĩ nặng khiến các bũi trĩ sa, lòi ra ngoài hoàn toàn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Ở mức độ bệnh này, mẹ bầu sẽ phải thực hiện tiểu phẫu cắt bỏ búi trĩ nhằm chữa khỏi trĩ hoàn toàn.

Bên cạnh điều trị bệnh trĩ, mẹ bầu cũng cần phải kết hợp áp dụng các biện pháp hỗ trợ như điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, ngừa táo bón,.. hợp lý. Đặc biệt, mẹ bầu phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ điều trị bệnh an toàn, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.