Siêu âm đầu dò có phát hiện tắc vòi trứng không?
Ở người phụ nữ, thông thường nếu cơ thể đang khỏe mạnh thì không mấy ai dành thời gian vào bệnh viện để thăm khám về tình hình sức khỏe của mình. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa thì người phụ nữ ít nhất 6 tháng 1 lần phải đi khám phụ khoa để các bác sĩ theo dõi về vấn đề sinh sản sau này của chị em.
Có một số trường hợp các chị em muốn kiểm tra xem mình có bị tắc vòi trứng hay không, thì các bác sĩ sẽ cho bạn tiến hành siêu âm đầu dò. Đây là một phương pháp siêu âm rất hiệu quả, và được rất nhiều chị em tin tưởng để chẩn đoán khả năng mang thai của mình.
Siêu âm đầu dò, phương pháp sử dụng khá phổ biến
Siêu âm đầu dò âm đạo là loại siêu âm vùng chậu được các bác sĩ sử dụng để kiểm tra các cơ quan sinh dục bao gồm tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung và âm đạo.
Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ chèn một đầu dò siêu âm khoảng 2 hoặc 3 inch vào ống âm đạo, qua đó cung cấp các hình ảnh chi tiết của các cơ quan bên trong, giúp xác định những bất thường và chẩn đoán kịp thời bệnh lý nếu có.
Các chị em phụ nữ nên thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo khi thấy vùng chậu của mình có nhiều điểm bất thường như đau vùng xương chậu; mang thai ngoài tử cung; kiểm tra u nang buồng trứng; u xơ tử cung; vị trí đặt vòng tránh thai...
Siêu âm đầu dò phát hiện tắc vòi trứng?
Tắc vòi trứng là một trong những dấu hiệu gây vô sinh rất nguy hiểm cho người phụ nữ, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, gia đình và khả năng sinh sản của người mẹ, người vợ. Siêu âm đầu dò, là một trong những phương pháp siêu âm phát hiện cơ thể người phụ nữ có tắc vòi trứng hay không. Khi thực hiện siêu âm đầu dò các bác sĩ sẽ xác định ống dẫn trứng, vòi trứng có thông suốt hay không đồng thời xác định xem buồng trứng trong tử cung của chị em phụ nữ có dấu hiệu bất thường hay không.
Bên cạnh những điểm mạnh mà phương pháp siêu âm đầu dò này mang lại thì nó cũng có nhiều hạn chế mà các chị em phải lường trước khi thực hiện như nó khó có thể quan sát được những tổn thương bên ngoài vòi trứng cũng như niêm mạc ở vòi trứng. Nhiều trường hợp, phương pháp này không cho kết quả chính xác bởi chất cản quang gây co thắt vòi trứng.
Tuy nhiên nếu các chị em đang gặp những vấn đề sau thì không nên thực hiện phương pháp siêu âm đầu dò: Phụ nữ có thai, dị ứng với chất cản quang, chảy máu âm đạo...
Nhưng nếu trong quá trình thai kỳ, để có thể kiểm tra được nhịp tim của thai nhi có ổn định, quan sát cổ tử cung khi có nghi ngờ dấu hiệu bong thai, sảy thai... Thì các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện siêu âm loại siêu âm này. Và cần lưu ý, các bà mẹ mang thai chỉ được thực hiện siêu âm đầu dò trong giai đoạn mang thai khi thai còn nhỏ, vì quá trình siêu âm thành bụng sẽ không hiển thị hình ảnh.
Vậy siêu âm đầu dò trong trường hợp này có chính xác?
Tuy siêu âm đầu dò là một phương pháp siêu âm được sử dụng khá phổ biến, thế nhưng nếu chỉ sử dụng cách này để phát hiện ra tình trạng tắc vòi trứng thì cũng có nhiều trường hợp "ngoại lệ". Cho nên đây cũng chưa phải là kỹ thuật tối ưu nhất, để chẩn đoán tình trạng này ở phụ nữ.
Bởi phương pháp này phần lớn chỉ phát hiện một cách tổng quát những vấn đề liên quan đến tử cung và ở phần vòi trứng, buồng trứng. Nó chỉ có tính chính xác cao trong những trường hợp chẩn đoán phát triển của nang noãn, thai trong hay ngoài tử cung, khối u buồng trứng, khối u tử cung...
Và theo Bác sĩ Đoàn Hữu Tâm - Công tác tại Phòng khám 400 Sản phụ khoa và Kế hoạch hóa gia đình - Cơ sở 2 có chia sẻ trên ViCare.vn rằng: Để có thể xác định chính xác tắc vòi trừng hay không, cần phải tiến hành chụp vòi trứng có bơm thuốc thì mới cho ra kết quả cao.
Đây là phương pháp bơm dung dịch có chứa chất cản quang để đưa vào chụp tử cung, như thế có thể giúp xác định đúng tình trạng của hai vòi trứng có nguy cơ dính hay bị tắc vòi trứng hay không. Đặc biệt là với những trường hợp có tiền sử nạo phá thai, sảy thai, đặt vòng, viêm vùng chậu... thì kỹ thuật này sẽ mang lại kết quả khá cao.